Doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất để phục vụ sản xuất thì có thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu không?
- Đối tượng nào được miễn thuế nhập khẩu?
- Xác định đối tượng được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định hiện nay?
- Thanh toán thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê như thế nào?
- Doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất để phục vụ sản xuất thì có thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu không?
Đối tượng nào được miễn thuế nhập khẩu?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Bên cạnh đó, căn cứ điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
Máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất được miễn thuế nhập khẩu.
Như vậy, các quy định nêu trên được dùng để xác định doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng thuê, mượn để phục vụ sản xuất có phải thuộc trường hợp doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu.
Xác định đối tượng được hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định hiện nay?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định hoàn thuế đối với trường hợp:
Hoàn thuế
1. Các trường hợp hoàn thuế:
…
đ) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Như vậy theo căn cứ nêu trên, xác định doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng thuê, mượn để phục vụ sản xuất không thuộc trường hợp hoàn thuế.
Doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất để phục vụ sản xuất thì có thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu không? (Hình từ internet)
Thanh toán thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê như thế nào?
Căn cứ khoản 9, khoản 10 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) như sau:
Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt
...
9. Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê, trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên cơ sở giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán để thuê hàng hóa và các khoản chi phí khác mà người đi thuê phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi thuê.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi mượn, trị giá hải quan là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với các chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn.
Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định người khai hải quan khai báo trị giá không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu.
10. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt khác: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể phù hợp với nguyên tắc xác định trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Như vậy, việc thanh toán thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê được thực hiện theo quy định nêu trên.
Doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất để phục vụ sản xuất thì có thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu không?
Theo kết luận của Tổng cục Hải quan tại Công văn 3269/TCHQ-TXNK năm 2022 về chính sách thuế đối với hàng hóa doanh nghiệp nội địa thuê mượn của doanh nghiệp chế xuất theo hình thức tạm nhập- tái xuất để phục vụ sản xuất như sau:
- Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nội địa thuê, mượn hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất theo hợp đồng thuê, mượn để phục vụ sản xuất thì doanh nghiệp nội địa không thuộc trường hợp được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, doanh nghiệp nội địa phải kê khai nộp thuế nhập khẩu khi tạm nhập và không thuộc trường hợp được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp khi tái xuất theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13.
- Đồng thời, trong công văn Tổng cục Hải quan đề nghị Cục Hải quan tỉnh thực hiện kiểm tra, rà soát, đối chiếu với các quy định nêu trên và hướng dẫn tại công văn số 1400/TCHQ-TXNK ngày 21/4/2022 của Tổng cục Hải quan để thực hiện theo đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?