Doanh nghiệp mua hàng hóa từ doanh nghiệp nội địa nhưng không làm thủ tục hải quan tại thời điểm mua bán hàng hóa có phải kê khai bổ sung hồ sơ không?
- Doanh nghiệp mua hàng hóa từ doanh nghiệp nội địa nhưng không làm thủ tục hải quan tại thời điểm mua bán hàng hóa có phải kê khai bổ sung hồ sơ hải quan hay không?
- Người khai hải quan phải chuẩn bị gì khi thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ hải quan trong trường hợp gửi thừa hàng, nhầm hàng?
- Kê khai hải quan được thực hiện hoàn toàn bằng phương thức điện tử?
Doanh nghiệp mua hàng hóa từ doanh nghiệp nội địa nhưng không làm thủ tục hải quan tại thời điểm mua bán hàng hóa có phải kê khai bổ sung hồ sơ hải quan hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan 2014 (được hướng dẫn bởi Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP) quy định như sau:
Khai hải quan
...
4. Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
b) Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
...
Đồng thời, theo quy định tại Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC), các trường hợp kê khai bổ sung hồ sơ hải quan như sau:
Khai bổ sung hồ sơ hải quan
1. Các trường hợp khai bổ sung:
a) Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;
b) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;
c) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
d) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Việc khai bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm d khoản này chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
...
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp đã mua hàng hóa từ các doanh nghiệp nội địa nhưng không làm thủ tục hải quan tại thời điểm mua bán hàng hóa thì không thuộc trường hợp được kê khai bổ sung theo quy định nêu trên.
Doanh nghiệp mua hàng hóa từ doanh nghiệp nội địa nhưng không làm thủ tục hải quan tại thời điểm mua bán hàng hóa có phải kê khai bổ sung hồ sơ không?(Hình từ Internet)
Người khai hải quan phải chuẩn bị gì khi thực hiện kê khai bổ sung hồ sơ hải quan trong trường hợp gửi thừa hàng, nhầm hàng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, trong trường hợp gửi thừa hàng, nhầm hàng người khai hải quan phải nộp các chứng từ sau:
- Văn bản xác nhận gửi thừa hàng, nhầm hàng của người gửi hàng: 01 bản chụp;
- Hợp đồng và Phụ lục hợp đồng ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật: 01 bản chụp;
- Hóa đơn thương mại ghi nhận việc sửa đổi các thông tin về hàng hóa và giá trị hàng hóa: 01 bản chụp;
- Vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương (trường hợp việc khai bổ sung có liên quan đến các tiêu chí số lượng container, số lượng kiện hoặc trọng lượng đối với hàng rời và hàng hóa chưa đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan): 01 bản chụp đối với hàng hóa nhập khẩu có vận đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương;
- Chứng từ thanh toán (nếu có): 01 bản chụp;
- Giấy phép đã điều chỉnh về số lượng đối với những hàng hóa phải có giấy phép và thực hiện khai bổ sung trong thông quan: 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành đã điều chỉnh về số lượng nếu trên Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành có ghi nhận số lượng: 01 bản chính.
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi chứng từ quy định tại điểm a.1.6, điểm a.1.7 khoản này (Giấy phép đã điều chỉnh về số lượng đối với những hàng hóa phải có giấy phép và thực hiện khai bổ sung trong thông quan; Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành đã điều chỉnh về số lượng nếu trên Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành có ghi nhận số lượng) dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp chứng từ này.
Kê khai hải quan được thực hiện hoàn toàn bằng phương thức điện tử?
Theo quy đinh tại khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan 2014, khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, quy định khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử. Người khai hải quan đăng ký thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP), có quy định các trường hợp người khai hải quan được lựa chọn khai theo phương thức điện tử hoặc khai trên tờ khai hải quan giấy.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, việc kê khai hải quan được thực hiện bằng phương thức điện tử, chỉ trong các trường hợp nhất định, người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?