Doanh nghiệp bảo hiểm có được tự quyết định mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không? Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?
Bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Nghị định 23/2018/NĐ-CP (được thay thế cụm từ bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
“Điều 8. Bồi thường bảo hiểm
1. Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:
a) Số tiền bồi thường bảo hiểm đối với tài sản bị thiệt hại không vượt quá số tiền bảo hiểm của tài sản đó (đã được thỏa thuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm), trừ đi mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
b) Giảm trừ tối đa 10% số tiền bồi thường bảo hiểm trong trường hợp cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ không thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các kiến nghị tại Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền, dẫn đến tăng thiệt hại khi xảy ra cháy, nổ.
c) Không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.
Như vậy, việc bồi thường bảo hiểm cho tài sản bị thiệt hại có bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được thực hiện theo quy định nêu trên.
Doanh nghiệp bảo hiểm có được tự quyết định mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không? Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc?
Hồ sơ đề nghị bồi thường bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Nghị định 23/2018/NĐ-CP (được thay thế cụm từ bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 97/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
“Điều 8. Bồi thường bảo hiểm
…
2. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc bao gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
b) Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm, bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
c) Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền và chữa cháy tại thời điểm gần nhất thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm (bản sao).
d) Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền.
đ) Văn bản kết luận hoặc thông báo về nguyên nhân vụ cháy, nổ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao) hoặc các bằng chứng chứng minh nguyên nhân vụ cháy, nổ.
e) Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại.
Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thu thập và gửi doanh nghiệp bảo hiểm các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này. Doanh nghiệp bảo hiểm thu thập tài liệu quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.”
Như vậy, hồ sơ đề nghị bồi thường theo bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ bao gồm các thành phần theo quy định nêu trên.
Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gồm có những nội dung nào?
Căn cứ vào Điều 7a Nghị định 23/2018/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
“Điều 7a. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cho bên mua bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm;
b) Thuộc danh mục cơ sở (nêu rõ thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ nào theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy);
c) Địa chỉ tài sản được bảo hiểm;
d) Tài sản được bảo hiểm;
đ) Số tiền bảo hiểm;
e) Mức khấu trừ bảo hiểm;
g) Thời hạn bảo hiểm;
h) Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm;
i) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm;
k) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành và phản ánh đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này”
Theo như quy định trước đây thì doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo mẫu nhất định mà pháp luật quy định.
Tuy nhiên với việc bổ sung quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể tự thiết kế mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mà không cần tuân theo mẫu nhất định của pháp luật, chỉ cần mẫu do doanh nghiệp thiết kế chứa đầy đủ thông tin bắt buộc phải có theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?