Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong năm học 2023 - 2024 như thế nào?
Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học trong năm học 2023 - 2024 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học năm học 2023 - 2024 như sau:
Giáo viên | Định mức |
Giáo viên tiểu học | 23 tiết/tuần |
Giáo viên trường dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: | 21 tiết/tuần. |
Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội: | - Trường hạng 1: 2 tiết/tuần - Trường hạng 2: 1/3 định mức tiết dạy của giáo viên không kiêm nhiệm, - Trường hạng 3: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm. |
Hiệu trưởng | Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. |
Phó hiệu trưởng | Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. |
Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong năm học 2023 - 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở trong năm học 2023 - 2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở như sau:
Giáo viên | Định mức |
Giáo viên trung học cơ sở | 19 tiết/tuần |
Giáo viên trường dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: | 17 tiết/tuần |
Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội: | - Trường hạng 1: 2 tiết/tuần - Trường hạng 2: 1/3 định mức tiết dạy của giáo viên không kiêm nhiệm, - Trường hạng 3: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm. |
Hiệu trưởng | Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. |
Phó hiệu trưởng | Định mức tiết dạy/năm =4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. |
Định mức tiết dạy đối với giáo viên trung học phổ thông năm học 2023 -2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông như sau:
Giáo viên | Định mức |
Định mức của giáo viên Trung học phổ thông | 17 tiết/tuần. |
Với trường dân tộc nội trú | 15 tiết/tuần |
Hiệu trưởng | Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. |
Phó hiệu trưởng | Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. |
Nhiệm vụ trong giáo dục trung học năm học 2023-2024 đối với hai chương trình giáo dục cũ và mới như thế nào?
Theo Công văn 3899/BGDĐT-GDTrH năm 2023 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023-2024 đối với hai chương trình giáo dục cũ và mới như sau:
Đối với các lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
Nội dung | Yêu cầu |
Đối với môn Khoa học tự nhiên | Phân công giáo viên dạy học môn học bảo đảm yêu cầu phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Xây dựng kế hoạch dạy học trong đó bố trí thời gian, thời điểm dạy học các mạch nội dung linh hoạt trong từng học kì phù hợp với việc phân công giáo viên dạy học, bảo đảm tính khoa học, sư phạm và khả năng thực hiện của giáo viên. |
Đối với Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp | - Ưu tiên phân công giáo viên đảm nhận các nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên - Giáo viên đảm nhận nội dung nào được thể hiện trên kế hoạch giáo dục và được tính giờ thực hiện đối với nội dung đó theo phân phối chương trình (không trùng với nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp theo quy định hiện hành). - Xây dựng kế hoạch giáo dục trong đó xác định cụ thể nội dung hoạt động và thời lượng thực hiện theo từng loại hình hoạt động quy định trong chương trình. - Linh hoạt thời lượng dành cho các loại hình hoạt động với quy mô tổ chức khác nhau giữa các tuần; - Phân định rõ thời lượng dành cho hoạt động chào cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp và các hoạt động giáo dục tập thể khác của nhà trường bảo đảm không trùng với thời lượng thực hiện các nội dung theo chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. |
Đối với Nội dung giáo dục của địa phương | - Ưu tiên phân công giáo viên đảm nhận các nội dung phù hợp với chuyên môn của giáo viên - Xây dựng kế hoạch dạy học các chủ đề/bài học Nội dung giáo dục của địa phương phù hợp với kế hoạch dạy học các môn học có nội dung liên quan. |
Đối với việc tổ chức dạy học các môn học lựa chọn và các chuyên đề học tập lựa chọn cấp trung học phổ thông: | - Khuyến khích các nhà trường tổ chức riêng các lớp học theo từng môn học lựa chọn, chuyên đề học tập lựa chọn, linh hoạt bố trí số học sinh theo từng lớp học và xây dựng thời khóa biểu phù hợp để đáp ứng tối đa nguyện vọng của học sinh - Đẩy mạnh tổ chức tư vấn và cho học sinh đăng kí, lựa chọn môn học phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh, đảm bảo công khai, minh bạch. |
Đối với các môn chuyên trong trường trung học phổ thông chuyên | Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 4171/BGDĐT-GDTrH năm 2022 về việc hướng dẫn nội dung dạy học các môn chuyên cấp trung học phổ thông. |
Đối với các lớp thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006
- Tiếp tục thực hiện dạy học theo hướng dẫn tại Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH năm 2020. Khi xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, lưu ý bổ trợ các nội dung theo CT GDPT 2018 để chuẩn bị cho học sinh lớp 9 học lên lớp 10 theo CT GDPT 2018.
- Đối với các trường thực hiện mô hình trường học mới, tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn 4068/BGDĐT-GDTrH năm 2016 về việc triển khai mô hình trường học mới từ năm học 2016-2017; Công văn 3459/BGDĐT-GDTrH năm 2017 về việc rà soát, đảm bảo các điều kiện triển khai mô hình trường học mới; Công văn 1461/BGDĐT-GDTrH năm 2019 về việc xét tốt nghiệp học sinh mô hình trường học mới.
- Đối với các trường có tổ chức các lớp song ngữ, tăng cường Tiếng Pháp, tiếp tục thực hiện Chương trình Tiếng Pháp song ngữ ban hành kèm theo Quyết định 3452/QĐ-BGDĐT năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho đến hết lớp 12.
- Đối với các lớp chưa thực hiện được môn Ngoại ngữ theo lộ trình quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 2 của Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, tiếp tục thực hiện theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT đến hết lớp 12.
- Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT
- Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT
- Quyết định 3452/QĐ-BGDĐT năm 2010
- Công văn 1461/BGDĐT-GDTrH năm 2019
- Công văn 3459/BGDĐT-GDTrH năm 2017
- Công văn 4068/BGDĐT-GDTrH năm 2016
- Công văn 3280/BGDĐT-GDTrH năm 2020
- Công văn 3899/BGDĐT-GDTrH năm 2023
- Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT
- Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?