Định hướng Chương trình thanh tra năm 2025 theo Công văn 2220 đối với những lĩnh vực thế nào?
Định hướng Chương trình thanh tra năm 2025 theo Công văn 2220 đối với những lĩnh vực thế nào?
Theo Công văn 2220/TTCP-KHTH năm 2024, năm 2025 có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025); đồng thời, là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và 80 năm Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam.
Vì vậy, để phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua và khắc phục hạn chế, thiếu sót, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra cần xác định rõ những nhiệm vụ phải thực hiện trong Định hướng chương trình thanh tra năm 2025, từ đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt, có hiệu quả các nội dung này.
Cụ thể, định hướng Chương trình thanh tra năm 2025 đề xuất từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên đề đối với những nội dung, lĩnh vực như sau:
THANH TRA HÀNH CHÍNH | THANH TRA CHUYÊN NGÀNH |
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư | |
Tập trung thanh tra công tác quản lý và sử dụng tài sản, tài chính; việc chấp hành quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm tra việc thực hiện quy định về kiểm soát tài sản thu nhập. | - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công tại các Bộ, ngành và địa phương. - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư tại các Bộ, ngành và địa phương. - Thanh tra việc chấp hành pháp luật theo phương thức đối tác công - tư (PPP); Công tác đấu thầu tại các Bộ, ngành, địa phương; Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đăng ký kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, quy hoạch. - Thanh tra chuyên đề: Công tác quản lý đấu thầu; Thanh tra, kiểm tra thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia. - Thanh tra việc thực hiện các phương án điều tra thống kê trong đó chú trọng thanh tra việc thực hiện phương án tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp. - Thanh tra việc chấp hành pháp luật tại các dự án, công trình trọng điểm quốc gia; công tác đấu thầu, mua sắm tài sản công, nhất là phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống thông thầu, mua bán thầu. |
2. Bộ Công Thương | |
1. Thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Công thương. 2. Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với đơn vị trực thuộc Bộ, chú trọng các đơn vị có nhiều đơn thư phát sinh. 3. Thanh tra chuyên đề, thanh tra diện rộng đối với các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm. 4. Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 5. Thanh tra công vụ một số lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của Bộ Công Thương dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. | 1. Lĩnh vực Quản lý thị trường: - Kinh doanh xăng dầu: Đối tượng thanh tra là thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu. - Kinh doanh khí: Đối tượng thanh tra là thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG/LNG/CNG; thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG (có trạm nạp LPG). - An toàn thực phẩm: Đối tượng thanh tra là các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công thương. 2. Lĩnh vực Điều tiết điện lực: thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành về điện lực đối với một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực truyền tải hoặc phát điện. 3. Lĩnh vực Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: - Về thanh tra lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng dài hạn; Sản xuất, phân phối ô tô, xe máy; Thương mại điện tử; Tài chính, ngân hàng; Thể thao, chăm sóc sức khỏe. - Về thanh tra lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp: Thanh tra các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (chú trọng doanh nghiệp có biểu hiện bán hàng đa cấp bất chính, chưa được tiến hành thanh tra trong những năm gần đây). 4. Lĩnh vực An toàn và môi trường công nghiệp: - Lĩnh vực an toàn điện: Thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn điện, tập trung khu vực có nguy cơ mất an toàn cao, những năm gần đây có số vụ tai nạn cao. - Lĩnh vực an toàn đập và hồ chứa thủy điện: Thanh tra việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật trong các lĩnh vực về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện. Tập trung vào khu vực tư nhân và các địa phương có tần suất xả lũ cao, ảnh hưởng đến vùng hạ du trong thực hiện quy trình vận hành. - Lĩnh vực hoạt động vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN): Thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động VLNCN. - Lĩnh vực hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản: Thực hiện thanh tra chuyên ngành tại một số tổ chức khai thác, chế biến khoáng sản có nguy cơ cao về mất an toàn trong hoạt động sản xuất hoặc qua dư luận phản ánh thấy có vấn đề trong hoạt động khoáng sản gây mất an toàn, ảnh hưởng đến người lao động, người dân và doanh nghiệp. 5. Lĩnh vực Thương mại điện tử: Tập trung thanh tra các nhóm đối tượng là các doanh nghiệp sở hữu website/ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các doanh nghiệp sở hữu website/ứng dụng thương mại điện tử bán hàng đang kinh doanh các lĩnh vực, ngành hàng như: điện tử - điện lạnh, thiết bị gia dụng, thiết bị số - phụ kiện điện tử; thực phẩm chức năng, mỹ phẩm - chăm sóc sắc đẹp. 6. Lĩnh vực hóa chất: Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất về: Đảm bảo an toàn, điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất; Sử dụng hóa chất; Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện và hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; Sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng tiền chất công nghiệp; Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc; Phân loại và ghi nhãn hóa chất; Phiếu an toàn hóa chất; Khai báo hóa chất nhập khẩu; Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; Chế độ báo cáo; Sản xuất, xuất nhập khẩu, khai báo, thanh sát hóa chất Bảng; Tồn trữ, bảo quản hóa chất. |
... | ... |
>> Xem toàn bộ Định hướng chương trình thanh tra năm 2025 tại đây: TẢI
Định hướng Chương trình thanh tra năm 2025 theo Công văn 2220 đối với những lĩnh vực thế nào?
Định hướng chương trình thanh tra năm 2025 nhằm mục đích, yêu cầu gì?
Theo Mục I Công văn 2220/TTCP-KHTH năm 2024 nêu rõ mục đích, yêu cầu định hướng chương trình thanh tra năm 2025 như sau:
- Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Thanh tra năm 2022 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật; các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra.
Hoạt động thanh tra phải thực hiện đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục pháp luật quy định; bảo đảm nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đổi mới trong tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào hoạt động thanh tra.
- Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Tiếp công dân 2013, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tố cáo 2018, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật và các nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong đó tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhân sự đại hội Đảng các cấp;
Nâng cao trách nhiệm và chủ động tích cực phối hợp với các ngành, các cấp để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, kịp thời, đúng pháp luật và phù hợp với thực tế ngay từ khi mới phát sinh tại cơ sở; thực hiện tốt quy định về việc tiếp công dân của người đứng đầu; quan tâm kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật và các nghị quyết, chỉ thị và chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là, triển khai các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động...
Đẩy mạnh phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong khu vực ngoài nhà nước. Phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tích cực, chủ động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
- Nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp, cách thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tập trung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực, trình độ và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Định hướng chương trình thanh tra năm 2025 gồm những công tác nào?
Tại Mục II Công văn 2220/TTCP-KHTH năm 2024 nêu rõ nhiệm vụ chủ yếu xây dựng định hướng chương trình thanh tra năm 2025 đối với các công tác như sau:
- Công tác thanh tra
+ Thanh tra Chính phủ
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ
+ Cơ quan thuộc Chính phủ
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Công tác xây dựng ngành
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?