Điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát thì người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát được hưởng quyền lợi gì?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH đã quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Theo quy định này, trong trường hợp người lao động phải điều trị thương tật do vết thương tai nạn lao động tái phát, có xác nhận của cơ sở ý tế và phải nghỉ việc thì sẽ được hưởng chế độ ốm đau.
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tùy thuộc vào số năm đóng BHXH và điều kiện công việc đang làm mà người lao động sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 30 - 70 ngày/năm.
Điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát thì người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Mức hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ điều trị tai nạn lao động tái phát
Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, trong thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau để điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát, người lao động sẽ được thanh toán tiền chế độ theo công thức sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau | = | 75% | x | Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ | : | 24 ngày | x | Số ngày nghỉ |
Lưu ý: Trường hợp mới bắt đầu làm việc hoặc đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng sau đó bị gián đoạn và phải nghỉ điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát ngay trong tháng đầu trở lại làm việc thì mức hưởng được căn cứ vào mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đầu đó.
Điều trị tai nạn lao động tái phát được thanh toán bảo hiểm y tế thế nào?
Theo quy định khoản 2 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động sẽ được cơ quan BHXH cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí.
Trong khi đó, người lao động bị tai nạn lao động với tỷ lệ suy giảm từ 30% trở xuống mà vẫn đi làm thì sẽ đóng BHYT theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Mặc dù thuộc các đối tượng đóng BHYT khác nhau nhưng theo Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định những người bị tai nạn lao động đều được hưởng mức thanh toán bảo hiểm y tế như sau:
* Trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyến:
- Khám, chữa bệnh tại tuyến xã: Hưởng 100% chi phí.
- Khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám thấp hơn 15% mức lương cơ sở (thấp hơn 223.500 đồng/lần): Hưởng 100% chi phí.
- Khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (lớn hơn 8,94 triệu đồng): Hưởng 100% chi phí.
- Khám, chữa bệnh với các trường hợp còn lại: Hưởng 80% chi phí.
* Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến:
- Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương: 32% chi phí điều trị nội trú.
- Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh: 80% chi phí điều trị nội trú.
- Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện: 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Điều kiện nào để người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Căn cứ vào Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 44. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi bị tai nạn rơi vào các trường hợp sau:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
-Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?