Điều kiện trở thành công tác xã hội viên là gì? Viên chức xét thăng hạng công tác xã hội viên cần đáp ứng yêu cầu nào?
Điều kiện trở thành công tác xã hội viên là gì?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, để trở thành công tác xã hội viên cần đáp ứng 03 tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp;
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;
Cụ thể nội dung của từng tiêu chuẩn được quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH và khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH như sau:
(1) Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng vả pháp luật của Nhà nước;
- Đặt lợi ích của đối tượng là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động nghề nghiệp, có ý thức bảo vệ lợi ích lâu dài và liên tục cho đối tượng; tôn trọng đời tư, quyền tự quyết và quyền bảo mật của đối tượng; khuyến khích, hỗ trợ đối tượng thực hiện những mục tiêu phù hợp;
- Không lợi dụng mối quan hệ nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng;
- Tôn trọng, cởi mở, đoàn kết, đồng cảm và chia sẻ với các đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp;
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác xã hội.
(2) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội;
Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác:
+ Phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
+ Hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội;
(3) Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
- Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo các kỹ năng, nghiệp vụ công tác xã hội;
- Có khả năng nắm bắt các lý thuyết và phương pháp thực hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội phù hợp;
- Có khả năng chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội; chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công tác xã hội;
- Nhận biết nhu cầu trợ giúp của đối tượng và xác định các biện pháp giải quyết;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Như vậy, để có được chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên, cần đáp ứng đủ 03 tiêu chuẩn nêu trên.
Điều kiện trở thành công tác xã hội viên là gì? Viên chức xét thăng hạng công tác xã hội viên cần đáp ứng yêu cầu nào?
Viên chức xét thăng hạng công tác xã hội viên cần đáp ứng yêu cầu nào?
Việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên đối với viên chức được quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH.
Trong đó, xác định các điều kiện như sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
+ Không trong thời hạn xử lý kỷ luật;
+ Không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức;
- Đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên:
- Có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội hoặc tương đương:
+ Từ đủ 02 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng;
+ Từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp
+ Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có tối thiểu 01 năm (12 tháng) đang giữ chức danh nhân viên công tác xã hội tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Như vậy, để đủ điều kiện xét thăng hạng thăng hạng chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên, viên chức cần đáp ứng các nội dung trên.
Mức lương của công tác xã hội viên năm 2023 là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH, công tác xã hội viên được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Dựa theo lương cơ sở hiện hành theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP (1,490,000 đồng/tháng) và lương cơ sở từ ngày 01/07/2023 theo Nghị quyết 69/2022/QH15 (1,800,000 đồng/tháng), mức lương của công tác xã hội viên được xác định như sau:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương từ 28/01/2023 - 30/6/2023 (Đồng/tháng) | Mức lương từ 01/7/2023 (Đồng/tháng) |
Bậc 1 | 2.34 | 3.487.000 | 4.212.000 |
Bậc 2 | 2.67 | 3.978.000 | 4.806.000 |
Bậc 3 | 3.0 | 4.470.000 | 5.400.000 |
Bậc 4 | 3.33 | 4.962.000 | 5.994.000 |
Bậc 5 | 3.66 | 5.453.000 | 6.588.000 |
Bậc 6 | 3.99 | 5.945.000 | 7.182.000 |
Bậc 7 | 4.32 | 6.437.000 | 7.776.000 |
Bậc 8 | 4.65 | 6.929.000 | 8.370.000 |
Bậc 9 | 4.98 | 7.420.000 | 8.964.000 |
Như vậy, mức lương của công tác xã hội viên năm 2023 được thể hiện như trên.
Từ ngày 28/01/2023, Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH sẽ chính thức có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?