Điều kiện để được công nhận ngày truyền thống là gì? Trình tự công nhận ngày truyền thống của bộ, ngành, cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
- Ngày truyền thống là gì?
- Điều kiện để được công nhận ngày truyền thống là gì?
- Thành phần hồ sơ đề nghị công nhận ngày truyền thống bao gồm những gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định hồ sơ công nhận ngày truyền thống?
- Trình tự công nhận ngày truyền thống của bộ, ngành, cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Ngày truyền thống là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP định nghĩa ngày truyền thống như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ngày thành lập là ngày có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự ra đời bằng văn bản thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
...
Như vậy theo quy định trên ngày truyền thống là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục.
Điều kiện để được công nhận ngày truyền thống là gì? Trình tự công nhận ngày truyền thống của bộ, ngành, cấp tỉnh được thưc hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được công nhận ngày truyền thống là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định điều kiện để được công nhận ngày truyền thống như sau:
Điều kiện, thẩm quyền công nhận ngày truyền thống
1. Điều kiện công nhận ngày truyền thống
a) Có tài liệu lịch sử thể hiện ngày cụ thể đánh dấu bằng sự kiện đáng ghi nhớ;
b) Ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ phải cách thời điểm đề nghị công nhận ít nhất là 10 năm;
c) Có tính giáo dục truyền thống lịch sử và ý nghĩa đối với bộ, ngành, địa phương.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận ngày truyền thống của bộ, ngành, cấp tỉnh.
Như vậy theo quy định trên để được công nhận ngày truyền thống cần:
- Có tài liệu lịch sử thể hiện ngày cụ thể đánh dấu bằng sự kiện đáng ghi nhớ;
- Ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ phải cách thời điểm đề nghị công nhận ít nhất là 10 năm;
- Có tính giáo dục truyền thống lịch sử và ý nghĩa đối với bộ, ngành, địa phương.
Thành phần hồ sơ đề nghị công nhận ngày truyền thống bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ đề nghị công nhận ngày truyền thống bao gồm:
- Công văn đề nghị công nhận ngày truyền thống.
- Bản thuyết minh sự cần thiết, tính giáo dục, ý nghĩa của việc công nhận ngày truyền thống.
- Bản chụp các tài liệu chứng minh sự ra đời hoặc ngày diễn ra sự kiện đáng ghi nhớ.
- Văn bản thẩm định của cơ quan thẩm định.
- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
Cơ quan nào có thẩm quyền thẩm định hồ sơ công nhận ngày truyền thống?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định cơ quan sau đây có thẩm quyền thẩm định hồ sơ công nhận ngày truyền thống:
Cơ quan thẩm định và nội dung thẩm định hồ sơ công nhận ngày truyền thống
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định hồ sơ công nhận ngày truyền thống.
2. Nội dung thẩm định hồ sơ
a) Sự đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ;
b) Tính chính xác của các tài liệu chứng minh;
c) Tính hợp lý, sự cần thiết của việc công nhận ngày truyền thống.
Như vậy theo quy định trên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ công nhận ngày truyền thống.
Trình tự công nhận ngày truyền thống của bộ, ngành, cấp tỉnh được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định việc công nhận ngày truyền thống của bộ, ngành, cấp tỉnh được thưc hiện như sau:
Bước 1: Bộ, ngành, cấp tỉnh gửi trực tiếp hoặc qua bưu hoặc trực tuyến điện 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị thẩm định.
Bước 2: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ. Khi nhận được văn bản thông báo, cơ quan đề nghị công nhận bổ sung hồ sơ gửi cơ quan thẩm định.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thẩm định hồ sơ và ra văn bản thẩm định, gửi đến cơ quan đề nghị công nhận. Văn bản thẩm định phải nêu rõ ý kiến về nội dung và kết luận cụ thể hồ sơ đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận. Trong trường hợp cần thiết, khi tiến hành thẩm định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan hoặc yêu cầu cơ quan đề nghị công nhận giải trình.
Bước 3: Sau khi nhận được văn bản thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan đề nghị có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 6 Nghị định này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?