Điều kiện cấp Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Điều kiện cấp Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
- Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Điều kiện cấp Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Đối với quy định về điều kiện cấp Giấy đăng ký hoạt động thì tại Điều 10 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp Giấy đăng ký hoạt động nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Có tư cách pháp nhân hợp lệ theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thành lập.
- Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng, phù hợp với lợi ích và nhu cầu của Việt Nam.
- Có đề xuất cụ thể về dự kiến chương trình, dự án, phi dự án để hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam trong 03 năm.
- Có đề xuất Người đại diện tại Việt Nam.
Điều kiện cấp Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động cụ thể như sau:
(1) Tổ chức phi chính phủ nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến đến Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động gồm các văn bản sau:
- 01 đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 03a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- 01 bản sao Điều lệ và 01 bản sao Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
- 01 bản thống kê chi tiết các chương trình, dự án, phi dự án dự kiến sẽ triển khai tại Việt Nam trong 03 năm;
- 01 hồ sơ đề nghị chấp thuận Người đại diện gồm các văn bản sau: - 01 Quyết định bổ nhiệm do người đứng đầu của tổ chức ký tên, đóng dấu; - 01 bản tiểu sử của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện;
+ 01 bản lý lịch tư pháp của người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc nước mà người đó đã thường trú trong vòng 06 tháng gần nhất cấp;
+ 01 bản sao hộ chiếu còn hiệu lực nếu người được đề nghị chấp thuận làm Người đại diện là người nước ngoài. 01 bản sao hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân còn hiệu lực nếu người được bổ nhiệm là người Việt Nam.
Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại.
(2) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài kiểm tra thành phần hồ sơ đề nghị của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều này và yêu cầu tổ chức phi chính phủ nước ngoài bổ sung hồ sơ nếu cần thiết.
(3) Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài gửi văn bản lấy ý kiến Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực mà tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký hoạt động, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức phi chính phủ nước ngoài đăng ký triển khai hoạt động và cơ quan phê duyệt việc tiếp nhận khoản viện trợ từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
(4) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
(5) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ ý kiến của các cơ quan, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyên hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại khoản 1 Điều này và ý kiến của các cơ quan liên quan cho Bộ Ngoại giao để thẩm định.
(6) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại khoản 1 Điều này và ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Ngoại giao thẩm định hồ sơ, quyết định cấp hoặc không cấp Giấy đăng ký hoạt động và thông báo kết quả tới Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Giấy đăng ký hoạt động được cấp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Việc thẩm định được thực hiện bằng hình thức tổng hợp ý kiến bằng văn bản hoặc tổ chức hội nghị thẩm định về các nội dung sau:
- Tính hợp pháp và đầy đủ của hồ sơ;
- Tính phù hợp của mục tiêu, tôn chỉ hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam và mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương;
- Tư cách pháp nhân và quá trình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
- Nhân thân, lý lịch của Người đại diện;
- Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội của các hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
(7) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại khoản 1 Điều này, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài chuyển Giấy đăng ký hoạt động tới tổ chức phi chính phủ nước ngoài bằng hình thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 58/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam cụ thể như sau:
(1) Trước thời điểm Giấy đăng ký hoạt động hết hạn ít nhất 60 ngày, tổ chức phi chính phủ nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến đến Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy đăng ký hoạt động gồm các văn bản sau:
- 01 đơn đề nghị gia hạn Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 03a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- 01 bản chính Giấy đăng ký hoạt động;
- 01 bản báo cáo tóm tắt hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã triển khai tại Việt Nam trong 03 năm gần nhất và kế hoạch hoạt động cụ thể dự kiến sẽ triển khai trong 03 năm tiếp theo;
Các văn bản bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ nêu trên phải kèm theo bản dịch tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(2) Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy đăng ký hoạt động được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 11 Nghị định này.
Nghị định 58/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2022
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?