Điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát ở mức 4-4,5% được quy định thế nào trong Chỉ thị 01/CT-NHNN 2024?
- Điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát ở mức 4-4,5% được quy định thế nào trong Chỉ thị 01/CT-NHNN 2024?
- Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và vàng trong năm 2024 thế nào?
- Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong năm 2024 ra sao?
Điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát ở mức 4-4,5% được quy định thế nào trong Chỉ thị 01/CT-NHNN 2024?
Căn cứ theo Mục I Chỉ thị 01/CT-NHNN 2024 có đưa ra nội dung như sau:
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ TỔNG QUÁT
1. Điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 bình quân khoảng 4-4,5%, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng.
...
Theo đó, điều hành chính sách tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 bình quân khoảng 4-4,5% là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024.
Điều hành chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát ở mức 4-4,5% được quy định thế nào trong Chỉ thị 01/CT-NHNN 2023? (Hình từ Internet)
Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và vàng trong năm 2024 thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Chỉ thị 01/CT-NHNN 2024, việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và vàng trong năm 2024 thì các đơn vị ngân hàng nhà nước trung ương tham mưu cho Thống đốc NHNN, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, trong đó tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm như sau:
- Theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành các công cụ CSTT chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Chủ động đề xuất, xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền của Thống đốc hoặc trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội, Trung ương những vấn đề vượt thẩm quyền. Trong đó:
+ Điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, bám sát mục tiêu CSTT. Tái cấp vốn đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu.
+ Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT; khuyến khích các TCTD tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào quy trình cho vay, tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Chỉ đạo các TCTD công bố công khai và chịu trách nhiệm về lãi suất cho vay bình quân của từng TCTD và chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân trên website của từng TCTD.
+ Điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
- Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Giao hết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng 15% của năm 2024 ngay từ đầu năm cho các TCTD và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.
- Chỉ đạo các TCTD:
(i) Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư) theo chủ trương của Chính phủ;
(ii) Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro;
(ii) Rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng;
(iv) Tháo gỡ và thúc đẩy mở rộng tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu phục vụ đời sống, tiêu dùng, bảo đảm hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả, góp phần hạn chế “tín dụng đen”;
(v) Chấm dứt tình trạng cấp tín dụng tập trung vào một số doanh nghiệp, nhóm khách hàng lớn (đặc biệt là các khách hàng có liên quan đến lợi ích của chủ sở hữu ngân hàng).
- Tiếp tục chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các Bộ, ngành kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kịp thời, linh hoạt để triển khai quyết liệt chương trình tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ; chương trình tín dụng 15 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản.
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ được giao của ngành Ngân hàng tại các Chương trình mục tiêu quốc gia; trong đó, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai Nghị định 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại các địa phương được phân công theo chương trình công tác năm 2024.
- Theo dõi sát thị trường vàng để có các giải pháp quản lý phù hợp nhằm hạn chế tác động của giá vàng đến sự ổn định của thị trường ngoại hối và kinh tế vĩ mô, hạn chế tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế. Trong tháng 1/2024, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng kết Nghị định 24/2012/NĐ-CP, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng để phù hợp với bối cảnh mới của thị trường.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thống kê, điều tra thống kê, phân tích, dự báo phục vụ công tác hoạch định, chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tích cực và chủ động phối hợp hiệu quả với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, số liệu để lập, phân tích và dự báo cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và điều hành vĩ mô của Chính phủ.
Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong năm 2024 ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 4 Mục II Chỉ thị 01/CT-NHNN 2024 có đưa ra nội dung như sau:
4. Củng cố hoạt động các TCTD là hợp tác xã, xử lý Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) yếu kém và tăng cường quản lý, giám sát tổ chức tài chính vi mô (TCVM)
...
4.3. Chỉ đạo, hướng dẫn NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các QTDND trên địa bàn, đặc biệt là QTDND yếu kém. Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin giữa NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố với chính quyền địa phương các cấp, giữa Cơ quan TTGSNH, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam để phát huy vai trò, chức năng của các đơn vị, đảm bảo hiệu quả công tác phối hợp. Tiếp tục giao Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam kiểm tra QTDND.
...
Theo đó, việc tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn trong năm 2024 thì các đơn vị ngân hàng nhà nước trung ương tham mưu cho Thống đốc NHNN, chủ động triển khai các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong đó chỉ đạo, hướng dẫn NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát các QTDND trên địa bàn, đặc biệt là QTDND yếu kém.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?