Diện tích đất tối thiểu được tách thửa và điều kiện được tách thửa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như thế nào?
Ngày 23/08/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 11/2021/QĐ-UBND quy định về một số nội dung cụ thể thực hiện Nghị định 148/2020/NĐ-CP. Theo đó, nội dung về diện tích đất tối thiểu được tách thửa và điều kiện được tách thửa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
Diện tích đất tối thiểu được tách thửa và điều kiện được tách thửa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn?
Quản lý các thửa đất nhỏ hẹp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như thế nào?
Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 11/2021/QĐ-UBND về quản lý các thửa đất nhỏ hẹp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
(1) Rà soát các thửa đất nhỏ hẹp:
Quý III hàng năm, UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo rà soát, xác định cụ thể các thửa đất nhỏ hẹp, công năng sử dụng đất; dự kiến phương án sử dụng đất, lấy ý kiến nhân dân và các tổ chức khác có liên quan trên địa bàn cấp xã noi có đất, tổng hợp hoàn thiện hồ sơ phương án trình UBND tỉnh chấp thuận làm cơ sở để UBND cấp huyện phê duyệt phương án sử dụng đất.
(2) Công bố công khai:
Sau khi phương án sử dụng đất được phê duyệt, UBND cấp huyện tổ chức công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp trong phương án sử dụng đất trên cổng thông tin điện tử và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất; thời gian công khai tối thiểu 15 ngày làm việc (có biên bản niêm yết và kết thúc công khai); kết thúc công khai UBND cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản các ý kiến của người dân nơi có đất, người sử dụng đất liền kề về các kiến nghị liên quan đến việc giao, thuê các thửa đất liền kề (nếu có).
(3) Việc giao đất, cho thuê đất, thời hạn sử dụng đất, xây dựng giá đất cụ thể thực hiện theo quy định hiện hành.
(4) UBND cấp huyện tổng hợp danh sách các thửa đất nhỏ hẹp đủ điều kiện dự kiến giao, cho thuê cho mục đích công cộng hoặc cho người sử dụng đất liền kề vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện (Sau khi thực hiện rà soát, công bố công khai) để trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định, làm căn cứ triển khai thực hiện.
(5) Sau khi kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được UBND tỉnh phê duyệt, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm thông báo cho các hộ liền kề nắm được kế hoạch, chủ trương và hình thức giao đất, cho thuê đất đối với thửa đất nhỏ hẹp trước khi tiến hành giao đất theo quy định.
Điều kiện tách thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn?
Theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 11/2021/QĐ-UBND về điều kiện tách thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
(1) Điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất:
- Đối với các thửa đất thuộc khu dân cư mà quy hoạch chi tiết chia lô đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chỉ được phép tách, hợp thửa khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Thửa đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; người sử dụng thửa đất đó không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai; đảm bảo đáp ứng yêu cầu về diện tích tối thiểu được tách thửa quy định tại Khoản 3 Điều này; các thửa đất hợp thửa phải có cùng mục đích sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp thửa đất ở có vườn, ao trong cùng một thửa đất thì được hợp với thửa đất ở khác liền kề.
(2) Các trường hợp không đủ điều kiện tách thửa, hợp thửa đất.
- Thửa đất thuộc phạm vi đã có thông báo thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Thửa đất hoặc tài sản gắn liền với thửa đất đó đang có khiếu nại, tranh chấp, đang phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án của Tòa án.
(3) Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất.
- Đất ở:
Phải đảm bảo thửa đất mới được hình thành sau khi tách thửa có diện tích tối thiểu là 30m2 (không tính diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng) và có một cạnh tiếp giáp với đường giao thông hoặc lối đi mà có độ dài tối thiểu là 03m.
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở:
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa tối thiểu là 30m2 (không tính diện tích thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng).
- Đất nông nghiệp:
+ Trường hợp thửa đất nông nghiệp nằm trong khu vực quy hoạch là đất ở: Diện tích tối thiểu được tách thửa phải đảm bảo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này.
+ Trường hợp thửa đất nông nghiệp nằm trong khu vực quy hoạch là đất phi nông nghiệp: Diện tích tối thiểu được tách thửa phải đảm bảo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều này.
+ Trường hợp thửa đất nông nghiệp nằm trong khu vực quy hoạch là đất nông nghiệp:
++ Đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm: 50 m2.
++ Đất nông nghiệp khác: 30 m2.
++ Đất lâm nghiệp: 200 m2.
- Đối với thửa đất đa mục đích thì khi tách thửa phần diện tích đất ở phải đảm bảo diện tích tối thiểu được tách thửa đối với thửa đất ở, đất phi nông nghiệp không phải đất ở, phần đất nông nghiệp tách theo đất ở không áp dụng diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp.
Điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách thành dự án độc lập trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn?
Theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 11/2021/QĐ-UBND về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách thành dự án độc lập trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:
(1) Tiêu chí để tách khu đất công thành dự án độc lập: Phải đáp ứng đồng thời các điều kiện về diện tích, ranh giới và tiếp giáp đường giao thông theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
(2) Các điều kiện để tách khu đất công thành dự án độc lập:
- Diện tích đất công phải liền thửa, không nằm xen kẽ (không bị chia cắt bởi các thửa đất không phải đất công);
- Có ít nhất một mặt tiếp giáp với đường giao thông hiện trạng hoặc đường giao thông đã được quy hoạch, chiều dài tối thiểu bề mặt tiếp giáp với đường là 20m.
- Khu đất có thể khoanh định, tạo thành khu đất có ranh giới liền mạch, không xen kẽ bởi các thửa đất không phải đất công.
(3) Quy mô, tỷ lệ khu đất công (đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chí quy định tại Khoản 1, 2 Điều này) để tách thành dự án độc lập:
- Trường hợp dự án có diện tích đất công từ 1.000m2 trở lên: UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất để giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án độc lập đó theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
- Trường hợp dự án có diện tích đất công dưới 1.000m2: Thực hiện theo điểm b, khoản 5, Điều 16 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP).
- Đối với trường hợp mở rộng diện tích đất thực hiện dự án thì việc xác định diện tích đất công quy định tại điểm a, điểm b Khoản này chỉ tính trên phần diện tích mở rộng;
- Diện tích đất công quy định tại điểm a, điểm b Khoản này không bao gồm phần diện tích trong hành lang giao thông đã được công bố hoặc theo quy hoạch đã được phê duyệt.
(4) Trường hợp tách khu đất công đáp ứng các điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này ảnh hưởng tới việc thực hiện các dự án đã được quy hoạch hoặc phá vỡ các quy hoạch đã được phê duyệt thì cơ quan chủ trì thẩm định dự án, danh mục dự án có sử dụng đất báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?