Diện tích đất thổ cư tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng là bao nhiêu?
Các trường hợp nào được áp dụng quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn TP Đà Nẵng?
Theo Điều 2 Quy định về việc quy định quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 42/2014/QĐ-UBND của TP Đà Nẵng thì các trường hợp sau đây được áp dụng quy định về diện tích tối thiểu được phép tách thửa trên địa bàn gồm có:
- Cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, cơ quan quản lý Nhà nước về nhà ở, công trình xây dựng, cơ quan quản lý Nhà nước về nông nghiệp, Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Đà Nẵng, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Đà Nẵng tại các quận, huyện (sau đây gọi tắt là Chi nhánh Văn phòng đăng ký) và các cơ quan quản lý Nhà nước khác có liên quan.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất ở (tách thửa đất đất thổ cư) trên địa bàn TP Đà Nẵng là bao nhiêu?
Diện tích đất tối thiểu được phép tách thửa đất ở (đất thổ cư) trên địa bàn TP Đà Nẵng được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Quy định về việc quy định quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định 42/2014/QĐ-UBND của TP Đà Nẵng (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 29/2018/QĐ-UBND) thì diện tích tối thiểu được phép tách thửa đất trên địa bàn TP Đà Nẵng được quy định như sau:
(1) Diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa phải đảm bảo các điều kiện sau:
(a) Diện tích đất ở tối thiểu 50,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,0m được áp dụng cho các phường thuộc quận Hải Châu và quận Thanh Khê.
(b) Diện tích đất ở tối thiểu 60,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,0m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
- Các phường thuộc quận Sơn Trà;
- Phường Mỹ An, phường Khuê Mỹ thuộc quận Ngũ Hành Sơn;
- Phường Khuê Trung, phường Hòa Thọ Đông thuộc quận Cẩm Lệ;
- Phường Hòa Minh, Hòa Khánh Nam thuộc quận Liên Chiểu.
(c) Diện tích đất ở tối thiểu 70,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 3,5m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
- Phường Hòa An thuộc quận Cẩm Lệ;
- Các phường còn lại thuộc quận Liên Chiểu, trừ các vị trí quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
(d) Diện tích đất ở tối thiểu 80,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 4,0m được áp dụng cho các khu vực sau đây:
- Các phường còn lại thuộc quận Ngũ Hành Sơn, trừ các vị trí quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
- Các phường còn lại thuộc quận Cẩm Lệ, trừ các vị trí quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;
- Vị trí mặt tiền Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, Quốc lộ 14G, ĐT 602, ĐT 605 thuộc địa phận huyện Hòa Vang.
(e) Diện tích đất ở tối thiểu 120,0m2 và chiều rộng cạnh thửa đất tối thiểu là 5,0m được áp dụng cho các xã thuộc huyện Hòa Vang, huyện Hoàng Sa, trừ các vị trí quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
(2) Trường hợp tách thửa đất có diện tích đất tự mở đường làm lối đi, yêu cầu người sử dụng đất có văn bản tự nguyện hiến đất mở đường, có UBND phường, xã xác nhận và đường đi mới hình thành tối thiểu phải bằng với lộ giới kiệt hẻm tại khu vực theo quy định đối với các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ, Liên Chiểu; huyện Hòa Vang từ 5m trở lên và đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực, phần diện tích này thể hiện là đường giao thông.
(3) Trường hợp từ 01 thửa đất gốc, người sử dụng đất đề nghị tách từ 05 thửa trở lên (kể cả các thửa đất đã được tách ra trước đó): Giao Sở Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện ban hành hướng dẫn những quy định cần thiết về hạ tầng kỹ thuật trước khi thực hiện thủ tục tách thửa đất.
(4) Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa mà thửa đất được hình thành từ việc tách thửa không đảm bảo các quy định tại khoản 1 Điều này, đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa đất và thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(5) Người sử dụng đất không được tách thửa, chia nhỏ các lô đất đã được phê duyệt quy hoạch tại các khu quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/500 trên địa bàn thành phố (trừ khu vực quy hoạch đất ở chỉnh trang).
(6) Trường hợp quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ từ 1/2000 đến 1/500 đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt xác định thửa đất thuộc quy hoạch đất ở xây dựng mới, đất sử dụng hỗn hợp (trong đó có chức năng đất ở) và có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, để thu hồi thực hiện dự án. Sau 03 năm, kể từ ngày rà soát phê duyệt các quy hoạch này, mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện hoặc có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và chưa có thông báo thu hồi đất, chưa có quyết định thu hồi đất, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện thì được tách thửa đất.
Các trường hợp nào không áp dụng diện tích tối thiểu tách thửa ở TP Đà Nẵng?
Cũng theo quy định tại Điều 5 nêu trên thì các trường hợp không áp dụng diện tích tối thiểu tách thửa ỏ TP Đà Nẵng gồm có:
- Các trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất;
- Đất hiến tặng cho Nhà nước, đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?