Điểm mới trong quy định về hoàn thuế nộp thừa của Thông tư 80/2021/TT-BTC so với quy định trước đây là gì?
Quy định mới về trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa như thế nào?
Theo mục 18 Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 4384/TCT-CS ngày 12/11/2021 và Điều 41 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa có điểm mới như sau:
- Điểm mới: Bổ sung quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế quản lý khoản thu NSNN, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa, cụ thể: Cơ quan thuế quản lý khoản thu NSNN có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa, nộp nhầm đối với khoản nộp thừa, nộp nhầm của người nộp thuế phát sinh trên địa bàn được giao quản lý thu; Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa cho người nộp thuế theo quy định. Lý do: Đảm bảo phù hợp với Điểm a Khoản 1 Điều 72 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thuế quản lý trực tiếp, Cơ quan thuế quản lý khoản thu NSNN, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế.
- Trước đây: Tại Điều 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính quy định trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa là cơ quan thuế quản lý trực tiếp; chưa có quy định trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hoàn thuế đối với cơ quan thuế quản lý khoản thu NSNN, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ.
Điểm mới trong quy định về hoàn thuế nộp thừa của Thông tư 80/2021/TT-BTC so với quy định trước đây là gì?
Quy định mới về hồ sơ hoàn thuế nộp thừa như thế nào?
Theo mục 18 Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 4384/TCT-CS ngày 12/11/2021 và Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về hồ sơ hoàn nộp thừa có những điểm mới sau:
- Tại điều 42 về hồ sơ hoàn nộp thừa:
Điểm mới:
+ Bổ sung “Văn bản ủy quyền” trong trường hợp người nộp thuế không trực tiếp thực hiện thủ tục hoàn thuế.
+ Bổ sung “Bảng kê chứng từ nộp thuế theo mẫu số 02-1/HT ban hành kèm theo Thông tư này”, thay thế cho “Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế TNCN và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó” đối với hồ sơ hoàn thuế TNCN của tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền;
+ Bổ sung quy định hồ sơ hoàn trả tiền nộp thừa đối với tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cơ quan thuế phải thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế là Kết luận hoặc Quyết định xử lý và các tài liệu kiểm tra khác nếu có số thuế nộp thừa.
- Tại điều 43 về tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn nộp thừa
Điểm mới: Bổ sung quy định người nộp thuế được gửi văn bản đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn trong các trường hợp:
+ Cơ quan thuế chưa có kết quả xử lý đối với hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau.
+ Cơ quan thuế chưa thực hiện công bố Quyết định kiểm tra trước hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.
+ Cơ quan thuế trả Thông báo về việc chấp nhận hồ sơ đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được Văn bản đề nghị hủy hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế.
Tại điều 44 về phân loại hồ sơ hoàn nộp thừa
Điểm mới:
+ Sửa đổi quy định không phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế đối với hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước mà người nộp thuế thuộc diện kiểm tra quyết toán thuế để chấm dứt hoạt động, đã xác định số thuế đủ điều kiện được hoàn.
+ Sửa đổi quy định về phân loại kiểm tra trước hoàn thuế đối với hồ sơ hoàn nộp thừa thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Trước đây:
+ Theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 thì hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước đều phân loại kiểm tra trước khi hoàn thuế; chưa có quy định phân loại hồ sơ hoàn nộp thừa theo quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Tại Điều 45 về giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa
Điểm mới 1: Bổ sung quy định về việc xác định số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn, cụ thể:
+ Đối với hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn thuế trước: Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ hoàn nộp thừa của người nộp thuế và thông tin nghĩa vụ thuế, số thuế đã nộp của người nộp thuế trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế để kiểm tra, xác định trường hợp được hoàn nộp thừa và số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả.
- Đối với hồ sơ hoàn nộp thừa của người nộp thuế có khoản nộp thừa tại tỉnh nơi được hưởng khoản thu phân bổ, cơ quan thuế quản lý trực tiếp chủ trì tổng hợp nghĩa vụ thuế, số thuế đã nộp ngân sách nhà nước tại trụ sở chính và các tỉnh nơi được hưởng khoản thu phân bổ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp và cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ phải thực hiện đối chiếu, xác nhận số tiền thuế đã nộp, số tiền thuế còn nợ phát sinh theo từng nơi được hưởng khoản thu phân bổ. Cơ quan thuế chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế làm cơ sở để giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế theo quy định.
+ Đối với hồ sơ hoàn thuế thu nhập của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế giải quyết hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân thực hiện tổng hợp số phải nộp, đã nộp của người nộp thuế trong kỳ quyết toán thuế phát sinh tại các cơ quan thuế trên toàn quốc để xác định số tiền nộp thừa theo quyết toán thuế.
+ Đối với hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa tại cơ quan thuế quản lý khoản thu NSNN hoặc cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư số 80/2021/TT-BTC thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế và cơ quan thuế quản lý khoản thu NSNN, cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ phải thực hiện đối chiếu, xác nhận số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ theo từng địa bàn. Các cơ quan thuế chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế làm cơ sở để giải quyết hoàn nộp thừa cho người nộp thuế theo quy định.
Điểm mới 2: Bổ sung quy định về giải quyết hoàn nộp thừa trong trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế GTGT theo quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 13 Thông tư số 80/2021/TT-BTC hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC sau khi bù trừ với nghĩa vụ của trụ sở chính mà có số nộp thừa thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế để phù hợp quy định về khai thuế GTGT tại điểm b, c khoản 3 Điều 13 và khai thuế TNDN theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Thông tư số 80/2021/TT-BTC.
Trước đây: Quy định về giải quyết hồ sơ hoàn nộp thừa tại Điều 58 Thông tư 156/2013/TT-BTC chưa có các quy định này.
Điểm mới về trả kết quả hoàn thuế như thế nào?
Theo mục 18 Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 4384/TCT-CS ngày 12/11/2021 và Điều 46, Điều 48, Điều 50 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về trả kết quả hoàn thuế nộp thừa như sau:
- Tại Điều 46 về quyết định hoàn nộp thừa:
Điểm mới:
+ Bổ sung quy định đối với trường hợp người nộp thuế phát sinh khoản được hoàn bằng ngoại tệ thì cơ quan thuế quy đổi số tiền thuế được hoàn ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá bán ra đầu ngày của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm ban hành quyết định hoàn thuế hoặc quyết định hoàn thuế kiêm bù trừ thu NSNN.
+ Bổ sung Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả mẫu số 01/PL-HTNT, Phụ lục số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp được bù trừ mẫu số 01/PL-BT kèm theo Quyết định hoàn nộp thừa, Quyết định hoàn nộp thừa kiêm bù trừ thu NSNN.
- Tại Điều 48 về trả kết quả giải quyết hoàn thuế:
Điểm mới: Bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục trả kết quả giải quyết hoàn thuế cho người nộp thuế.
- Tại Điều 50 về thu hồi hoàn thuế:
Điểm mới: Bổ sung quy định về thu hồi hoàn thuế trong trường hợp người nộp thuế phát hiện hoặc cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra phát hiện người nộp thuế được hoàn trả khoản nộp thừa không đúng quy định, cụ thể:
+ Trường hợp cơ quan thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua thanh tra, kiểm tra phát hiện người nộp thuế đã được hoàn không đúng quy định thì người nộp thuế phải nộp số tiền đã được hoàn thừa và nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được Kho bạc nhà nước chi trả tiền hoàn hoặc ngày Kho bạc nhà nước hạch toán bù trừ tiền hoàn thuế với khoản thu ngân sách nhà nước.
+ Trường hợp người nộp thuế tự phát hiện đã được hoàn không đúng quy định thì phải thực hiện khai bổ sung theo quy định, đồng thời nộp số tiền đã được hoàn thừa và nộp tiền chậm nộp kể từ ngày được Kho bạc nhà nước chi trả tiền hoàn hoặc ngày Kho bạc nhà nước hạch toán bù trừ tiền hoàn thuế với khoản thu ngân sách nhà nước.
+ Bổ sung Quyết định thu hồi hoàn thuế mẫu số 03/QĐ-THH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?