Điểm mới quy định về Công chứng viên tại Luật Công chứng 2024? Công chứng viên có các quyền nào?
Điểm mới quy định về Công chứng viên tại Luật Công chứng 2024?
Điểm mới quy định về Công chứng viên tại Luật Công chứng 2024 như sau:
Công chứng viên được quy định tại Chương II Luật Công chứng 2024 quy định các vấn đề về tiêu chuẩn bổ nhiệm CCV; đào tạo, tập sự nghề công chứng; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm CCV; quyền và nghĩa vụ của CCV
(1) Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên
Được quy định tại Điều 10 Luật Công chứng 2024, theo đó có những điểm mới như sau:
- Giảm thời gian công tác pháp luật từ 5 năm xuống 3 năm
Cụ thể: Có thời gian công tác pháp luật từ đủ 03 năm trở lên tại cơ quan, tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật
- Bổ sung quy định về độ tuổi hành nghề của CCV
Theo đó, độ tuổi hành nghề của CCV là đến 70 tuổi
- Bổ sung thêm tiêu chuẩn Thạc sỹ luật hoặc tiến sĩ luật vào tiêu chuẩn trình độ
Theo đó, tiêu chuẩn về trình độ để bổ nhiệm công chứng viên là có bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ luật hoặc tiến sĩ luật
(2) Về đào tạo nghề công chứng
Quy định những đối tượng sẽ tham gia đào tạo nghề nhưng được giảm một nửa thời gian đào tạo nghề công chứng so với những đối tượng đào tạo nghề thông thường:
Cụ thể tại khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ:
Những người sau đây có thời gian đào tạo nghề công chứng là 06 tháng:
- Người đã có thời gian từ đủ 05 năm trở lên làm thẩm phán; kiểm sát viên; điều tra viên; thẩm tra viên chính ngành Tòa án; chấp hành viên trung cấp, thẩm tra viên chính thi hành án dân sự; kiểm tra viên chính ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng II; thanh tra viên chính ngành tư pháp; chuyên viên chính, pháp chế viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật;
- Thừa phát lại, luật sư, đấu giá viên đã hành nghề từ đủ 05 năm trở lên;
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sĩ luật;
- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án; chấp hành viên cao cấp, thẩm tra viên cao cấp thi hành án dân sự; kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; trợ giúp viên pháp lý hạng I; thanh tra viên cao cấp ngành tư pháp; chuyên viên cao cấp, pháp chế viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
(3) Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm CCV
- Bổ sung thêm một số trường hợp không được bổ nhiệm CCV tại Điều 14 Luật Công chứng 2024, trường hợp bị miễn nhiệm CCV tại Điều 16, trường hợp được và không được bổ nhiệm lại tại Điều 17 Luật Công chứng 2024
(4) Về quyền và nghĩa vụ của CCV
Bổ sung một số quy định nhằm làm rõ và nâng cao trách nhiệm của CCV được quy định tại Điều 18 Luật Công chứng 2024
Điểm mới quy định về Công chứng viên tại Luật Công chứng 2024 như trên.
Điểm mới quy định về Công chứng viên tại Luật Công chứng 2024? Công chứng viên có các quyền nào? (Hình từ Internet)
Công chứng viên có các quyền nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Công chứng 2024 có nêu rõ các quyền của công chứng viên bao gồm:
- Được bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
- Thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng, tham gia hợp danh vào Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề công chứng;
- Được công chứng giao dịch theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản, chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật về chứng thực;
- Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, được khai thác, sử dụng thông tin từ các cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật để thực hiện việc công chứng;
- Quyền khác theo quy định của Luật Công chứng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành khi nào?
Căn cứ theo Điều 75 Luật Công chứng 2024 quy định hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
2. Luật Công chứng số 53/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 16/2023/QH15 (sau đây gọi là Luật Công chứng số 53/2014/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6, 7, 9, 11, 12 và 14 Điều 76 của Luật này.
Như vậy, Luật Công chứng 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Chú ý: Luật Công chứng 2014 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 28/2018/QH14 và Luật số 16/2023/QH15 (sau đây gọi là Luật Công chứng 2014) hết hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6, 7, 9, 11, 12 và 14 Điều 76 Luật Công chứng 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư có phải nộp phí? Lệ phí cấp chứng chỉ hiện nay là bao nhiêu?
- Nếu các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau thì có phải tính ưu đãi hay không?
- Chỉ số giá xây dựng có phải là cơ sở xác định giá gói thầu xây dựng không? Công bố chỉ số giá xây dựng thực hiện thế nào?
- Mức phí thẩm định điều kiện hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu?
- Khái niệm cải tạo nhà ở theo quy định mới? Quy định về việc cải tạo nhà ở? Chủ sở hữu có được tự thực hiện việc cải tạo nhà ở?