Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ y tế yêu cầu tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh?
- Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp Bộ y tế yêu cầu tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh?
- Có các biện pháp nào để kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
- Trách nhiệm thực hiện kiểm soát lây nhiễm dịch COVID-19 tại cơ sở khám chữa bệnh như thế nào?
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp Bộ y tế yêu cầu tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh?
Ngày 4/5/2023 Bộ Y tế ban hành Công văn 2639/BYT-KCB năm 2023 tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Theo đó, tại Công văn 2639/BYT-KCB năm 2023, Bộ y tế có đề cập đến tình hình dịch bệnh Covid-19 và các bệnh có nguy cơ lây nhiễm khác như sau:
Tình hình bệnh dịch COVID-19 và các bệnh có nguy cơ lây nhiễm khác vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp
Vì vậy để bảo đảm an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và các bệnh dịch khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có chỉ đạo:
- Tuân thủ nghiêm các biện pháp kiểm soát lây nhiễm COVID-19, các bệnh lây nhiễm khác, đặc biệt tuân thủ vệ sinh tay và sử dụng khẩu trang.
- Từng bước cải tạo, nâng cấp để bảo đảm thông thoáng và trao đổi khí tối. Tăng cường các biện pháp thông khí tự nhiên hoặc cơ học.
- Thực hiện cung cấp và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy định bảo đảm an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
- Tăng cường thực hiện các biện pháp sàng lọc, giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện để kịp thời phát hiện, cách ly sớm các ca bệnh có nguy cơ lây nhiễm.
- Tăng cường bảo vệ người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao như người bệnh nặng, thận nhân tạo, người cao tuổi, phụ nữ có thai....
- Tăng cường đào tạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát và hỗ trợ việc tuân thủ các quy định, quy trình về phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch COVID-19 cũng như các bệnh lây nhiễm khác của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh.
Lưu ý: Trong quá trình triển khai thực hiện đơn vị báo cáo kịp thời các cơ quan chức năng khi có các sự cố, tình huống bất thường liên quan đến bệnh dịch theo quy định.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ y tế yêu cầu tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh? (Hình từ Internet)
Có các biện pháp nào để kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
Tại Mục 4 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022 có hướng dẫn về biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các biện pháp:
- Phòng ngừa chuẩn:
+ Vệ sinh tay theo 5 thời điểm VST và theo kỹ thuật VST 6 bước.
+ Sử dụng phương tiện PHCN phù hợp tùy theo tình huống như khi xử lý máu, dịch tiết, chất tiết hay khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết.
+ Thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp khi ho, hắt hơi.
+ Thực hiện dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn trong khi chăm sóc NB.
+ Xử lý dụng cụ chăm sóc NB tái sử dụng đúng quy trình.
+ Thu gom, vận chuyển, xử lý đồ vải bẩn, an toàn.
+ Vệ sinh môi trường chăm sóc NB. Kiểm soát môi trường là biện pháp quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2. Các bề mặt môi trường cần phải được khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn bề mặt được cấp phép lưu hành của Bộ Y tế.
+ Xử lý chất thải đúng quy định.
+ Sắp xếp NB an toàn.
- Phòng ngừa dựa theo đường lây truyền
+ Phòng ngừa lây truyền qua đường không khí (Airbome Precautions)
+ Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc (Contact Precautions)
+ Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn (Droplet Precautions)
Trách nhiệm thực hiện kiểm soát lây nhiễm dịch COVID-19 tại cơ sở khám chữa bệnh như thế nào?
Tại Mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2355/QĐ-BYT năm 2022 có nêu rõ trách nhiệm thực hiện kiểm soát lây nhiễm dịch COVID-19 tại cơ sở khám chữa bệnh như sau:
Trách nhiệm thực hiện
- Ban Giám đốc, lãnh đạo các khoa/phòng và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm cụ thể các nội dung hoạt động phòng lây nhiễm SARS-CoV-2 tại các cơ sở KBCB. Nội dung kiểm soát lây nhiễm phải được thể hiện trong kế hoạch phòng chống COVID-19 của cơ sở KBCB.
- Giám đốc cơ sở KBCB chịu trách nhiệm bố trí ngân sách, nhân viên chuyên môn cho hoạt động thường xuyên về kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK), trang bị đủ cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, vật tu, hóa chất, phương tiện cần thiết phục vụ công tác phòng chống lây nhiễm. Bố trí khu vực cách ly tại địa điểm thích hợp. Có kế hoạch cải tạo, nâng cấp, xây mới khu cách ly theo đúng hướng dẫn. Củng cố và thực hiện nghiêm các quy định về các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm dịch bệnh đã ban hành, khắc phục ngay các vấn đề tồn tại khi phát hiện các nguy cơ không an toàn trong công tác phòng chống dịch.
- Cơ sở KBCB phải xây dựng kế hoạch và tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo cho tất cả các NVYT trong cơ sở về kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2. Khoa KSNK chịu trách nhiệm về nội dung, chương trình, tài liệu, phương tiện để hướng dẫn về lý thuyết và thực hành cho NVYT theo tài liệu của Bộ Y tế.
Theo đó, các cá nhân, tổ chức theo quy định trên, cần phải có trách nhiệm thực hiện đúng theo hướng dẫn mà Bộ Y tế đã đề ra để kiểm soát được lây nhiệm Covid-19.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?