Địa điểm Lễ viếng Tổng bí thư tại TP. Hồ Chí Minh? Người dân được tham gia Lễ viếng Tổng Bí thư tại TP. Hồ Chí Minh không?
Địa điểm Lễ viếng Tổng Bí thư tại TP. Hồ Chí Minh?
Theo Kế hoạch 4139/KH-UBND năm 2024 Tải về tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Theo đó, lễ viếng Tổng Bí thư tại TP. Hồ Chí Minh được tổ chức từ 07 giờ 00 phút đến 22 giờ 00 phút ngày 25 tháng 7 năm 2024 (Thứ Năm) và từ 07 giờ 00 phút đến 12 giờ 30 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 (Thứ Sáu).
Tại địa điểm: Hội trường Thống Nhất, số 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa điểm Lễ viếng Tổng bí thư tại TP. Hồ Chí Minh? Người dân được tham gia Lễ viếng Tổng Bí thư tại TP. Hồ Chí Minh không? (Hình từ Internet)
Người dân được tham gia Lễ viếng Tổng Bí thư tại TP. Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
Theo Kế hoạch 4139/KH-UBND năm 2024 có nêu rõ chương trình Lễ viếng Tổng Bí thư tại TP. Hồ Chí Minh như sau:
- 06 giờ 30: các đại biểu, đơn vị tập hợp lực lượng chuẩn bị dự Lễ viếng
- 07 giờ 00 - 08 giờ 30 ngày 25 tháng 7 năm 2024:
+ Đoàn các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo Thành phố các thời kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đoàn các cơ quan Trung ương.
+ Đoàn Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7.
+ Đoàn lực lượng vũ trang Thành phố (Bộ Tư lệnh Thành phố, Công an Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố).
+ Đoàn các tầng lớp Nhân dân (nhân sĩ trí thức, tôn giáo, cựu chiến bỉnh, công nhân, nông dân, phụ nữ, kiều bào).
+ Đoàn đại biểu thanh niên, thiếu niên, thiếu nhi tiêu biểu của Thành phố. Đoàn đại biểu các cơ quan ngoại giao (28 cơ quan).
- Từ 08 giờ 30 đến 11 giờ 00 ngày 25 tháng 7 năm 2024:
+ Đoàn đại diện các cơ quan Trung ương đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đoàn đại biểu các tỉnh, thành phố.
- Từ 11 giờ 00 đến 13 giờ 00 ngày 25 tháng 7 năm 2024: Đoàn đại biểu các cơ quan ngoại giao.
- Từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 30 ngày 25 tháng 7 năm 2024:
+ Đoàn đại biểu các Ban Đảng Thành ủy; Ủy ban Kiểm tra Thành ủy; Văn phòng Thành ủy; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố; Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố.
+ Đoàn quân - dân - chính - đảng thành phố Thủ Đức và các quận huyện, các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố.
+ Đoàn đại biểu các Doanh nghiệp Thành phố, quần chúng Nhân dân.
+ Đoàn đại biểu các Đảng ủy cấp trên cơ sở trực thuộc Thành ủy.
+ Các quận đoàn, huyện đoàn, các tổ chức chính trị - xã hội khác.
- Từ 17 giờ 30 đến 22 giờ 00 ngày 25 tháng 7 năm 2024:
+ Đoàn quân - dân - chính - đàng thành phố Thủ Đức và các quận huyện, các sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố (tiếp theo) và quần chúng Nhân dân.
- Từ 07 giờ 00 đến 12 giờ 30 ngày 26 tháng 7 năm 2024:
+ Đoàn đại biểu các trường trung học trên địa bàn Quận 1, Quận 3.
+ Đoàn Công an, Ban Chỉ huy quân sự thành phố Thủ Đức và các quận
+ Đoàn đại biểu các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố.
+ Quần chúng Nhân dân.
Như vậy, người dân được tham gia Lễ viếng Tổng Bí thư tại TP. Hồ Chí Minh vào thời gian:
- Từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 30 ngày 25 tháng 7 năm 2024:
- Từ 17 giờ 30 đến 22 giờ 00 ngày 25 tháng 7 năm 2024
- Từ 07 giờ 00 đến 12 giờ 30 ngày 26 tháng 7 năm 2024
Lễ viếng, Lễ truy điệu Quốc tang được tổ chức như thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP thi lễ viếng được tổ chức như sau:
(1) Lễ viếng
- Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 02 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
- Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.
- Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang.
- Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
(2) Lễ truy điệu
- Thành phần dự Lễ truy điệu gồm: Ban Lễ tang Nhà nước; Ban Tổ chức Lễ tang; gia đình, người thân; đại diện các cơ quan, đơn vị và địa phương của người từ trần.
- Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu
+ Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
+ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đứng phía bên phải phòng lễ tang (theo hướng nhìn lên lễ đài);
+ Các đoàn đại biểu Bộ, Ban, ngành, đối tượng khác, lực lượng túc trực và đội quân nhạc đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
- Chương trình Lễ truy điệu
+ Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
+ Quân nhạc cử Quốc ca;
+ Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc lời điếu và tuyên bố phút mặc niệm;
+ Khi mặc niệm, quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”;
+ Trưởng ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố kết thúc Lễ truy điệu.
- Cùng thời gian diễn ra Lễ truy điệu ở Trung ương, lãnh đạo địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần tổ chức Lễ truy điệu tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?