Đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm cường độ phát thải khí nhà kính ít hơn 15% so với năm 2014 và hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050?

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam. Trong đó có những mục tiêu cần phải thực hiện nhằm bảo vệ môi trường, tạo nên môi trường sống tốt hơn để phát triển kinh tế toàn diện như sau:

Việt Nam sẽ giảm cường độ phát thải khí nhà kính ít hơn 15% so với năm 2014 vào năm 2030?

Căn cứ theo Mục 2 Điều 1 Quyết định 687/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7/6/2022 đã đặt ra những mục tiêu cụ thể khi triển khai thực hiện Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam như sau:

“Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” với những nội dung chủ yếu sau:
2. Mục tiêu
b) Mục tiêu cụ thể
- Góp phần cụ thể hóa mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP ít nhất 15% vào năm 2030 so với năm 2014, hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050.
- Tăng cường nhận thức, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với mô hình KTTH; đẩy mạnh ứng dụng mô hình KTTH thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế. Đến năm 2025, các dự án KTTH bước đầu đi vào thực hiện và phát huy hiệu quả kinh tế, xã hội, công nghệ và môi trường; đóng góp vào phục hồi các tài nguyên tái tạo được, giảm tiêu hao năng lượng, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp, tỷ lệ che phủ rừng, tăng cường tỷ lệ tái chế rác thải, tăng cường tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và công nghiệp xuất khẩu. Đến năm 2030, các dự án KTTH trở thành một động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp, có năng lực tự chủ phần lớn hoặc toàn bộ nhu cầu năng lượng dựa trên năng lượng tái tạo, và trong tăng cường tỷ lệ che phủ rừng.
- Mô hình KTTH hỗ trợ xây dựng lối sống xanh, khuyến khích phân loại rác thải và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Đến năm 2025, tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương so với giai đoạn trước đây; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt. Tăng đáng kể năng lực tái chế rác thải hữu cơ ở đô thị và nông thôn. Nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng và người dân trong sản xuất, tiêu thụ, thải bỏ chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt. Đến năm 2030, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn thông qua các mô hình KTTH đạt 50%; 100% rác thải hữu cơ ở đô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế; không làm phát sinh việc chôn lấp trực tiếp chất thải rắn sinh hoạt từ các mô hình KTTH ở đô thị; tối đa hóa tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định ở các khu đô thị.
- Mô hình KTTH góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng chống chịu của người dân với biến đổi khí hậu, đảm bảo bình đẳng về điều kiện, cơ hội phát huy năng lực, cải thiện năng suất lao động và thu nhập của người lao động từ KTTH.”

Theo đó, khi thực hiện đề án phát triển kinh tế tuần hoàn thì cần phải thực hiện những mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra như trên.

Năm 2030 Việt Nam sẽ giảm cường độ phát thải khí nhà kính ít hơn 15% so với năm 2014?

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm cường độ phát thải khí nhà kính ít hơn 15% so với năm 2014 và hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050?

Để thực hiện đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn thì cần phải thực hiện các biện pháp gì?

Căn cứ Mục 3 Điều 1 Quyết định 687/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7/6/2022 đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp đề thực hiện Đề án như sau:

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05 tháng 11 năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”; Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về KTTH, yêu cầu, chủ trương và định hướng phát triển KTTH cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, và người dân. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển KTTH tại các lĩnh vực, địa bàn cụ thể thuộc thẩm quyền.

- Xây dựng kế hoạch phát triển KTTH riêng hoặc lồng ghép việc thực hiện phát triển KTTH trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực hoặc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

- Nghiên cứu, lồng ghép phát triển KTTH vào chính sách, dự án liên kết vùng, các hoạt động thực hiện Quyết định 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

- Tăng cường nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và lộ trình thu thập, sử dụng, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ các ứng dụng, giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông toàn diện, hài hòa gắn với mô hình KTTH.

- Chủ động trao đổi với các nhà tài trợ nước ngoài, các tổ chức quốc tế để tìm kiếm cơ hội tiếp cận tri thức, kỹ năng và nguồn lực phát triển KTTH thông qua các dự án thử nghiệm cụ thể về KTTH, các dự án về công nghệ, dịch vụ (công nghệ thông tin, môi trường...) thân thiện với KTTH.

- Tăng cường đối thoại công - tư về phát triển KTTH, trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ phù hợp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ, hỗ trợ ở mức độ phù hợp.

- Rà soát, hoàn thiện khung chính sách và pháp lý nhằm tạo điều kiện cho phát triển KTTH. Nghiên cứu, rà soát thực trạng phát triển KTTH trong một số lĩnh vực ưu tiên/có thể thí điểm triển khai sớm.

- Có cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng đầu tư, phát triển nguồn nhân lực trong phát triển KTTH. Hoàn thiện cơ chế phát triển công nghiệp và dịch vụ môi trường.

Như vậy, để triển khai thực hiện Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam thì cần phải thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nêu trên.

Cơ quan nhà nước có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định Quyết định 687/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7/6/2022 đã đặt ra những nhiệm vụ cho các cơ quan nhà nước như sau:

“Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, rà soát thực trạng phát triển và đề xuất thí điểm triển khai phát triển KTTH trong một số lĩnh vực ưu tiên.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn, trình Chính phủ xem xét vào Quý I năm 2023, trong đó cụ thể hóa các tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp nhằm phát triển KTTH.
- Chủ trì nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái để thúc đẩy phát triển KTTH ở Việt Nam.
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chí về KTTH theo hướng chú trọng khía cạnh kinh tế, gia tăng lợi ích kinh tế từ mô hình KTTH.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xúc tiến các dự án đầu tư nước ngoài đáp ứng các tiêu chí KTTH, trong đó chú trọng các dự án có tính chất liên kết vùng gắn với chống biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu yêu cầu hoàn thiện hệ thống thông tin, số liệu thống kê để phục vụ thẩm định, theo dõi, đánh giá tác động của các dự án KTTH nói riêng và KTTH ở Việt Nam nói chung.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương huy động nguồn lực cho các dự án đầu tư gắn với phát triển KTTH, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh gắn với phát triển KTTH. Chú trọng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đối tác FTA, các đối tác đầu tư chủ chốt; tiếp cận tài chính xanh. Chủ động nghiên cứu khả năng và mức độ phù hợp trong tiếp cận tài chính số phục vụ các dự án KTTH.
- Phối hợp với các tổ chức, chuyên gia quốc tế hỗ trợ các địa phương trong việc tích hợp các nội dung phát triển KTTH trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn tốt về phát triển KTTH ở quốc tế và trong nước cho các bộ, ngành, địa phương, trong đó có việc đo lường và giám sát quá trình thực hiện KTTH.
15. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- Phối hợp với các đơn vị, Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng doanh nghiệp phát huy trách nhiệm xã hội đối với môi trường nói chung và chủ động tiếp cận mô hình KTTH, thực hiện trách nhiệm xã hội của mình.
- Chủ động trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp nhằm nắm bắt nhu cầu, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến thực hiện mô hình KTTH, từ đó kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ, hỗ trợ ở mức độ phù hợp.”

Trên đây là những hoạt động, nhiệm vụ mà các cơ quan nhà nước cần phải triển thực hiện khi triển khai Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.

Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ giảm cường độ phát thải khí nhà kính ít hơn 15% so với năm 2014 và hướng tới mục tiêu phát thải ròng về “0” vào năm 2050?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn
2,625 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào