Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ cụ thể như thế nào?
- Đề xuất về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP như thế nào?
- Đề xuất quy định về quản lý tài sản sau đầu tư dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương như thế nào?
- Đề xuất quy định về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương như thế nào?
- Phát triển giao thông đường bộ qua những chính sách nào?
Đề xuất về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đề xuất về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP như sau:
Đối với các dự án giao thông đường bộ đi qua địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và các dự án đi qua đô thị loại III trở lên, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư.
Đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề xuất quy định về quản lý tài sản sau đầu tư dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đề xuất như sau:
Về thẩm quyền đầu tư dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, đồng thuận về việc đầu tư thực hiện dự án. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về vấn đề nêu trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Bộ Giao thông vận tải, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản.
2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương (nếu có) làm cơ quan chủ quản đầu tư các dự án quốc lộ, cao tốc đi qua địa phương mình.
3. Các địa phương được phân cấp thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng, các quy định pháp luật khác có liên quan và có cơ chế kiểm tra, giám sát, thanh tra bảo đảm không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí.
4. Về việc quản lý tài sản sau đầu tư:
a) Đối với các công trình thuộc trung ương quản lý: sau khi hoàn thành xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn giao công trình cho Bộ Giao thông vận tải quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.
b) Đối với các công trình thuộc địa phương quản lý: địa phương quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.
5. Việc quyết toán các dự án sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng được thực hiện theo quy định hiện hành.
Như vậy xuất quy định về quản lý tài sản sau đầu tư dự án quốc lộ, cao tốc đi qua các địa phương như sau:
- Đầu tiên đối với các công trình thuộc trung ương quản lý: sau khi hoàn thành xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn giao công trình cho Bộ Giao thông vận tải quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.
- Đối với các công trình thuộc địa phương quản lý: địa phương quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng và các quy định khác có liên quan.
Đề xuất quy định về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ đề xuất quy định về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương như sau:
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, đồng thuận về việc đầu tư thực hiện dự án. Trong đó, có nội dung giao một Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn làm cơ quan chủ quản hoặc theo thỏa thuận của các địa phương; trách nhiệm của từng địa phương trong việc đầu tư thực hiện dự án.
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thống nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án.
- Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án thống nhất việc sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác để đầu tư dự án.
- Sau khi hoàn thành công trình, các địa phương chịu trách nhiệm quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đối với phần công trình nằm trên địa bàn mình hoặc thỏa thuận thống nhất phương án quản lý, khai thác, duy tu, bảo trì bảo đảm hiệu quả đầu tư dự án.
- Việc quyết toán các dự án sau khi hoàn thành được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng được thực hiện theo quy định hiện hành.
Phát triển giao thông đường bộ qua những chính sách nào?
Căn cứ tại Điều 5 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định chính sách phát triển giao thông đường bộ bao gồm:
- Thứ nhất, nhà nước tập trung các nguồn lực phát triển giao thông đường bộ, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; có chính sách huy động các nguồn lực để quản lý, bảo trì đường bộ.
- Thứ hai, nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở các thành phố.
- Thứ ba, nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Tải Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số Luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?