Đề xuất CBCC có thể làm việc online không nhất thiết đúng giờ đến cơ quan hết giờ xách cặp về ra sao?
Đề xuất CBCC có thể làm việc online không nhất thiết đúng giờ đến cơ quan hết giờ xách cặp về ra sao?
Dưới đây là thông tin về đề xuất CBCC có thể làm việc online không nhất thiết đúng giờ đến cơ quan hết giờ xách cặp về:
Trong buổi thảo luận về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đề xuất cần cần tạo điều kiện cho cán bộ, công chức có thể làm việc từ xa trong bối cảnh sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Cụ thể, quan tâm đến chế độ làm việc của cán bộ, công chức, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre đề nghị Cơ quan soạn thảo nghiên cứu, xem xét cơ chế để cán bộ, công chức có thể làm việc từ xa trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin như hiện nay.
Ngoại trừ những vị trí công việc trực tiếp phải tiếp công dân, những vị trí khác có thể làm việc từ xa, làm việc online, quản lý trên các sản phẩm công việc cụ thể, trên hiệu quả công việc chứ không nhất thiết cứ đúng giờ thì vào cơ quan, hết giờ thì xách cặp về. Quan trọng nhất là đánh giá thông qua hiệu quả công việc.
Quy định như trên là hết sức ý nghĩa trong bối cảnh sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh. Vì tại một số địa phương, cán bộ, công chức có thể phải đi hàng trăm cây số để về trung tâm làm việc.
*Trên đây là thông tin về "Đề xuất CBCC có thể làm việc online không nhất thiết đúng giờ đến cơ quan hết giờ xách cặp về ra sao?"
Đề xuất CBCC có thể làm việc online không nhất thiết đúng giờ đến cơ quan hết giờ xách cặp về ra sao? (Hình từ Internet)
Chế độ chính sách tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức tại ĐVHC cấp xã mới dự kiến ra sao?
Theo tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần V Phần thứ hai Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 thì chế độ chính sách tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, công chức tại ĐVHC cấp xã mới cụ thể như sau:
- Bảo lưu chế độ chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) của cán bộ, công chức được bố trí làm việc tại ĐVHC cấp xã mới sau sắp xếp trong thời gian 06 tháng.
- Sau thời gian này sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ phù hợp với quy định mới của pháp luật.
Bên cạnh đó, chế độ biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã tại ĐVHC cấp xã mới được nêu rõ tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần V Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 như sau:
Do quy mô ĐVHC cấp xã lớn hơn so với hiện nay và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã tăng lên (thực hiện toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã hiện nay). Theo đó, Chính phủ dự kiến biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã theo định hướng như sau:
(1) Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện có trước sắp xếp để bố trí cho các ĐVHC cấp xã mới (sau sắp xếp).
Thực hiện việc rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 05 năm cơ bản theo đúng quy định.
Giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền giao biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cho các địa phương.
(2) Kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; giao chính quyền địa phương xem xét, có thể sắp xếp người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tham gia công tác tại thôn, tổ dân phố;
Thực hiện chính sách nghỉ việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mà không bố trí công tác theo quy định.
(3) Căn cứ quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế xã hội của các ĐVHC cấp xã, Chính phủ định hướng giao tổng biên chế chính quyền địa phương cấp xã cho các địa phương (dự kiến bình quân khoảng 32 biên chế/01 cấp xã).
Trên cơ sở đó, giao chính quyền địa phương cấp tỉnh quyết định số lượng biên chế đối với chính quyền địa phương từng ĐVHC cấp xã trên địa bàn cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ là gì?
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ được quy định tại Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008, cụ thể như sau:
- Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.
- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.
- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thẻ an toàn điện được chia thành mấy bậc an toàn điện? Các bậc an toàn điện được quy định như thế nào?
- Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là 60 ngày có đúng không?
- Cơ quan quản lý tài sản trực tiếp tổ chức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp nào?
- Công điện 58 CĐ TTg 2025 về tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông 2025 ra sao?
- Trung tâm Thông tin và Dữ liệu khí tượng thủy văn có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định ra sao?