Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý như thế nào? Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già là gì?

Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý như thế nào? Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già là gì? - Chị Trà (Quảng Ngãi)

Già hóa dân số, dân số già là gì?

Già hóa dân số hay dân số già được hiểu là sự gia tăng độ tuổi trung vị của dân số một vùng do tỷ suất sinh giảm đi và/hoặc tuổi thọ trung bình tăng lên.

Ở hầu hết các nước, tuổi thọ trung bình tăng lên và dân số bị lão hóa (xu hướng này ban đầu tăng cao ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhưng nay cũng thấy ở các nước kinh tế kém phát triển hơn).

Đề xuất tại khoản 13 Điều 2 Dự thảo Luật Dân số, già hóa dân số là quá trình chuyển đổi nhân khẩu học khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 10% dân số hoặc số người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% dân số.

Và khoản 14 Điều 2 Dự thảo Luật Dân số, dân số già là khi số người từ 60 tuổi trở lên chiếm từ 20% đến dưới 30% dân số hoặc số người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 14% đến dưới 21% dân số.

Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý như thế nào? Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý như thế nào?

Cơ cấu dân số là tổng số dân được phân loại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng có liên quan (khoản 3 Điều 2 Dự thảo Luật Dân số)

Để bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý Điều 20 Dự thảo Luật Dân số đề xuất các chính sách sau:

- Nhà nước có chính sách và biện pháp ngăn chặn việc lựa chọn giới tính thai nhi để bảo đảm cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên nhằm tạo cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi.

- Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo và sử dụng lao động phù hợp với cơ cấu dân số; bảo đảm bình đẳng giới đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của đất nước và từng địa phương.

- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm xây dựng chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm bình đẳng giới, sự cân đối về giới tính, độ tuổi, cơ cấu ngành nghề ở mỗi khu vực, vùng địa lý kinh tế và từng đơn vị hành chính.

Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già được đề xuất như thế nào?

Điều 23 Dự thảo Luật Dân số đề xuất các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già, cụ thể:

- Thực hiện các chính sách bảo vệ, phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; khuyến khích người cao tuổi có nhu cầu và đủ điều kiện tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.

- Xây dựng xã hội thích ứng với già hóa dân số, dân số già

+ Xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi;

+ Nhà nước, cơ quan, tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình, dự án về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phải lồng ghép nội dung thích ứng với già hóa dân số, dân số già;

+ Nhà nước có chính sách phát triển các loại hình bảo hiểm cho người cao tuổi; bảo đảm mọi người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế;

+ Nhà nước; cơ quan, tổ chức có chương trình, dự án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trước khi là người cao tuổi phù hợp với nhu cầu, sức khỏe, trình độ, năng lực và nhu cầu thị trường;

+ Cơ quan, tổ chức có hình thức tư vấn, trợ giúp pháp lý phù hợp với người cao tuổi;

+ Cá nhân, người lao động chủ động nâng cao kiến thức, chăm sóc sức khỏe bản thân, chuẩn bị tâm lý, nơi ở, tài chính phù hợp;

+ Người sử dụng lao động tạo điều kiện làm việc cho người cao tuổi phù hợp với với nhu cầu, sức khỏe, trình độ, năng lực;

+ Lồng ghép các nội dung biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già vào kế hoạch phát triển của quốc gia, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức.

- Quỹ dưỡng lão

+ Quỹ dưỡng lão được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi theo nguyên tắc đóng - hưởng;

+ Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp tự nguyện của người từ 40 tuổi trở lên, hỗ trợ của ngân sách Nhà nước, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

- Chăm sóc dài hạn người cao tuổi

+ Chăm sóc dài hạn người cao tuổi thực hiện theo nguyên tắc kết hợp dự phòng, nâng cao sức khỏe, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ;

+ Phát triển ngành lão khoa, viện dưỡng lão, cơ sở chăm sóc ban ngày kết hợp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại gia đình, cộng đồng;

+ Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực về chăm sóc dài hạn người cao tuổi cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số, nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, nhân viên công tác xã hội, tình nguyện viên, người làm công tác chăm sóc; đào tạo chuyên gia, bác sĩ chuyên ngành lão khoa;

+ Ban hành quy định, hướng dẫn chuyên môn cho cơ sở chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi, chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tại cộng đồng.

- Trách nhiệm thực hiện

+ Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này;

+ Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết điểm a khoản 2 Điều này; ban hành chương trình, đề án thích ứng với già hóa dân số, dân số già;

+ Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết điểm d khoản 4 Điều này; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai các chương trình, dự án về chăm sóc dài hạn người cao tuổi;

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai các chương trình, đề án, dự án về bảo trợ xã hội, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm cho người cao tuổi;

+ Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp quy định tại Dự thảo này.

Công tác dân số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số
Pháp luật
Căn cứ thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi ở 21 tỉnh? Kinh phí thưởng tiền cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi?
Pháp luật
Tiền Giang: Phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi được thưởng bao nhiêu tiền? Kinh phí lấy từ đâu?
Pháp luật
Mức tiền thưởng cho phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi năm 2024 tại một số tỉnh thành như thế nào?
Pháp luật
Dân số thế giới hiện nay là bao nhiêu? Nhà nước, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác dân số?
Pháp luật
Mục tiêu về công tác dân số đến năm 2030? Chính phủ yêu cầu làm gì để khắc phục tồn tại, hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành?
Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý? Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già?
Đề xuất bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý như thế nào? Các biện pháp thích ứng với già hóa dân số, dân số già là gì?
Pháp luật
Trong công tác dân số, Đảng ủy và chính quyền các cấp có những nhiệm vụ như thế nào? Đổi mới nội dung tuyên truyền vận động về công tác dân số trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình vẫn còn nhiều hạn chế, vậy đó là những hạn chế gì? Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển phải không?
Pháp luật
Trong công tác dân số thì công dân có nghĩa vụ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình hay không? Cơ quan nào giám sát việc thực hiện pháp lệnh về dân số hiện nay?
Pháp luật
Các tổ chức nào thực hiện công tác dân số định hướng đến năm 2030? Củng cố mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình nằm trong nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác dân số
2,505 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác dân số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công tác dân số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào