Đề xuất 104 vị trí việc làm chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức lĩnh vực tài chính cụ thể như thế nào?
- Đề xuất đối tượng áp dụng Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính?
- Đề xuất nguyên tắc, căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính như thế nào?
- Đề xuất yêu cầu về trình độ, khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính như thế nào?
- Đề xuất danh mục 104 vị trí việc làm chuyên ngành tài chính?
Đề xuất đối tượng áp dụng Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính?
Căn cứ tại Điều 2 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính đề xuất đối tượng áp dụng gồm có:
Các cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính từ Trung ương đến địa phương, gồm:
- Cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Tài chính, gồm:
+ Vụ, Cục và tương đương thuộc Bộ Tài chính (gọi là cấp Trung ương); Vụ, Cục và tương đương thuộc Cơ quan các Tổng cục, gồm: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (gọi chung là cấp Tổng cục).
+ Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp Cục).
+ Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố, Chi cục Thuế khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực; Kho bạc Nhà nước huyện trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp chi cục).
- Sở Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).
- Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện).
Đề xuất 104 vị trí việc làm chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức lĩnh vực tài chính? (Hình từ Internet)
Đề xuất nguyên tắc, căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính đề xuất nguyên tắc, căn cứ xác định vị trí việc làm như sau:
- Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP.
- Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP.
Đề xuất yêu cầu về trình độ, khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính đề xuất như sau:
Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm
1. Nội dung mô tả công việc của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính gồm:
a) Tên vị trí việc làm;
b) Mục tiêu vị trí việc làm;
c) Các công việc và tiêu chí đánh giá;
d) Các mối quan hệ trong công việc;
đ) Phạm vi quyền hạn.
2. Yêu cầu về trình độ, khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính gồm:
a) Yêu cầu về trình độ: Trình độ đào tạo, bồi dưỡng, chứng chỉ; kinh nghiệm công tác; phẩm chất cá nhân; các yêu cầu khác theo vị trí việc làm.
b) Yêu cầu về năng lực: Nhóm năng lực chung; nhóm năng lực chuyên môn; nhóm năng lực quản lý.
Khung cấp độ của từng nhóm năng lực nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư số 12/2022/TT-BNV ngày 30/12/2022 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Bản mô tả công việc, khung năng lực của các vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính thực hiện theo Phụ lục II Thông tư này.
4. Cơ quan, tổ chức hành chính thuộc ngành, lĩnh vực tài chính xây dựng bản mô tả công việc, khung năng lực cụ thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và bản mô tả công việc, khung năng lực tại Phụ lục II, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy đề xuất yêu cầu về trình độ, khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính như sau:
- Yêu cầu về trình độ:
+ Trình độ đào tạo, bồi dưỡng, chứng chỉ; kinh nghiệm công tác.
+ Phẩm chất cá nhân.
+ Các yêu cầu khác theo vị trí việc làm.
- Yêu cầu về năng lực:
+ Nhóm năng lực chung.
+ Nhóm năng lực chuyên môn.
+ Nhóm năng lực quản lý.
Khung cấp độ của từng nhóm năng lực nêu trên thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư 12/2022/TT-BNV; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Đề xuất danh mục 104 vị trí việc làm chuyên ngành tài chính?
Căn cứ tại Phụ lục I ban hành kèm theo Dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính đề xuất như sau:
Danh mục 104 vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong các cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực tài chính gồm các vị trí việc làm như sau:
- Chuyên viên cao cấp về quản lý tài chính, ngân sách; Chuyên viên chính về quản lý tài chính, ngân sách; Chuyên viên về quản lý tài chính, ngân sách
- Chuyên viên cao cấp về quản lý tài sản công; Chuyên viên chính về quản lý tài sản công; Chuyên viên về quản lý tài sản công
- Chuyên viên cao cấp về quản lý giá; Chuyên viên chính về quản lý giá; Chuyên viên về quản lý giá
- Chuyên viên cao cấp về kế toán; Chuyên viên chính về kế toán; Chuyên viên về kế toán
- Chuyên viên cao cấp về quản lý thuế; Chuyên viên chính về quản lý thuế; Chuyên viên về quản lý thuế
- Kiểm tra viên cao cấp về giám sát quản lý hải quan; Kiểm tra viên chính về giám sát quản lý hải quan; Kiểm tra viên về giám sát quản lý hải quan
- Chuyên viên cao cấp về giám sát thị trường chứng khoán; Chuyên viên chính về giám sát thị trường chứng khoán; Chuyên viên về giám sát thị trường chứng khoán
…
Xem toàn bộ danh sách mục 104 vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong các cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực tài chính: Tại đây.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tài chính trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực tài chính: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?