Đề án đưa Đại học Bách khoa Hà Nội vào nhóm hàng đầu châu Á vừa được Chính phủ thông qua? Mục tiêu và định hướng Đề án ra sao?

Đề án đưa Đại học Bách khoa Hà Nội vào nhóm hàng đầu châu Á vừa được Chính phủ thông qua? Mục tiêu và định hướng Đề án ra sao?

Đề án đưa Đại học Bách khoa Hà Nội vào nhóm hàng đầu châu Á vừa được Chính phủ thông qua?

Vào ngày 25/3/2025 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 663/QĐ-TTg năm 2025 về việc phê duyệt Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á.

Theo đó, việc phê duyệt Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á với quan điểm sau:

- Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội theo các tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, lấy kỹ thuật và công nghệ làm nòng cốt.

- Tập trung đầu tư phát triển một số ngành kỹ thuật và công nghệ then chốt phục vụ nghiên cứu, phát triển các lĩnh vực công nghệ và công nghiệp chiến lược mà Đại học Bách khoa Hà Nội có thế mạnh, đóng góp trực tiếp vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của Thủ đô Hà Nội, của vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả nước.

- Huy động các nguồn lực để phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội, trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo để hiện đại hóa cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật và mở rộng không gian phát triển.

Đề án đưa Đại học Bách khoa Hà Nội vào nhóm hàng đầu châu Á vừa được Chính phủ thông qua? Mục tiêu và định hướng Đề án ra sao?

Đề án đưa Đại học Bách khoa Hà Nội vào nhóm hàng đầu châu Á vừa được Chính phủ thông qua? Mục tiêu và định hướng Đề án ra sao? (Hình từ Internet)

Mục tiêu và định hướng của Đề án ra sao?

Theo tiết 1 khoản II Điều 1 Quyết định 663/QĐ-TTg năm 2025, mục tiêu và định hướng của Đề án Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á như sau:

(1) Về mục tiêu:

Phát triển Đại học Bách khoa Hà Nội thành cơ sở giáo dục đại học hiện đại, thuộc nhóm hàng đầu châu Á trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ; là trung tâm xuất sắc về đào tạo, phát triển tài năng, nghiên cứu và đổi mới sáng tạo giữ vai trò dẫn dắt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam ở các ngành phục vụ phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược (bao gồm các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng, chuỗi khối, điện tử, bán dẫn, chip, công nghệ số, robot và tự động hoá, năng lượng, môi trường, công nghệ sinh học, vật liệu tiên tiến...); đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, của vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả nước.

Đến năm 2030:

- Tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt 85%, trong đó 30% có chức danh giáo sư, phó giáo sư, 10% là giảng viên, nhà khoa học uy tín đến từ nước ngoài.

- Ít nhất 25% tổng số chương trình đào tạo giảng dạy bằng tiếng Anh.

- Đào tạo ít nhất 8.000 kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ trong các ngành phục vụ phát triển công nghệ và công nghiệp chiến lược.

- Trung bình mỗi giảng viên có 1,6 công bố khoa học/năm trong danh mục Web of Science, SCOPUS; toàn Đại học Bách khoa Hà Nội có số lượng sở hữu trí tuệ được công nhận trung bình đạt từ 25 đến 30 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích/năm.

- Có từ 04 đến 06 nhóm ngành/ngành được xếp hạng trong tốp 300-500 khu vực, thế giới.

- Có ít nhất 06 sản phẩm được thương mại hóa thành công từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của Đại học Bách khoa Hà Nội.

- Đại học Bách khoa Hà Nội là trung tâm mạng lưới đổi mới sáng tạo của Thủ đô Hà Nội và vùng Đồng bằng sông Hồng, ươm tạo ít nhất 10 doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off), khởi nghiệp sáng tạo (start-up) gọi vốn thành công với tổng giá trị trên 10 triệu USD.

(2) Về định hướng:

- Đến năm 2035: Đại học Bách khoa Hà Nội là trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo xuất sắc đứng đầu cả nước về khoa học, kỹ thuật và công nghệ, được xếp hạng trong nhóm 100-150 khu vực châu Á theo các bảng xếp hạng quốc tế uy tín.

- Đến năm 2045: Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành cơ sở giáo dục đại học thuộc nhóm 100 trường hàng đầu châu Á trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, có danh tiếng trong khu vực và thế giới về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; giữ vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học là gì?

Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục tại các cơ sở đào tạo hệ Đại học được quy định tại Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:

- Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.

- Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.

Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.

- Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.

- Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.

- Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.

- Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.

- Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.

Đại học Bách khoa Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đề án đưa Đại học Bách khoa Hà Nội vào nhóm hàng đầu châu Á vừa được Chính phủ thông qua? Mục tiêu và định hướng Đề án ra sao?
Pháp luật
Phương thức tuyển sinh Bách khoa Hà Nội 2025? Cách tính điểm xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2025?
Pháp luật
Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển dụng 2025 giảng viên, chuyên viên? Tuyển dụng Đại học Bách khoa Hà Nội 2025?
Pháp luật
Lịch thi đánh giá tư duy Bách khoa 2025 Hà Nội chính thức? Lịch thi đánh giá tư duy 2025 Đại học Bách khoa Hà Nội?
Pháp luật
Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội 2024? Điểm chuẩn HUST theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT?
Pháp luật
Điểm chuẩn dự kiến Đại học Bách khoa Hà Nội 2024? Điểm chuẩn dự kiến Đại học Bách khoa Hà Nội 2024 tăng nhẹ so với năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại học Bách khoa Hà Nội
Trần Thị Khánh Phương Lưu bài viết
53 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào