Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch mạng lưới đường sắt để nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế đến năm 2030?

Cho hỏi Văn phòng Chính phủ đã có những ý kiến gì về phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030? Câu hỏi của anh Nam đến từ Hà Nội.

Khẩn trương lập các quy hoạch mạng lưới đường sắt để nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế đến năm 2030?

Tại Công văn 8216/VPCP-CN năm 2022 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có những ý kiến về phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt đến năm 2030 như sau:

- Bộ Giao thông vận tải khẩn trương lập các quy hoạch theo quy định để cụ thể hóa Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ).

- Bộ Giao thông vận tải quyết định và chịu trách nhiệm toàn diện về việc cho phép một số ga đường sắt được tạm khai thác hoạt động liên vận quốc tế.

- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có kế hoạch đầu tư phương tiện, thiết bị đảm bảo hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa liên vận quốc tế.

- Các bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan phối hợp thực hiện phương án nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt.

Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch mạng lưới đường sắt để nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế đến năm 2030.

Bộ Giao thông vận tải sẽ là cơ quan quyết định và chịu trách nhiệm toàn diện về việc cho phép một số ga đường sắt được tạm khai thác hoạt động liên vận quốc tế.

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch mạng lưới đường sắt để nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế đến năm 2030?

Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch mạng lưới đường sắt để nâng cao năng lực vận tải liên vận quốc tế đến năm 2030? (Hình từ Internet)

Những tuyến đường sắt nào được quy hoạch mới đến năm 2030?

Tại tiểu mục 1 Mục II Quyết định 1769/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định quy hoạch 09 tuyến đường sắt mới đến năm 2030 với tổng chiều dài 2.362 km như sau:

- Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm: đường đôi, khổ 1.435mm, chiều dài khoảng 1.545 km.

- Tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân từ ga Yên Viên Bắc đến ga Cái Lân: đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài 129 km.

- Tuyến vành đai phía Đông Thành phố Hà Nội từ Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng: đường đôi, khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm, chiều dài khoảng 59 km; chuyển đoạn Ngọc Hồi - Yên Viên, Gia Lâm - Lạc Đạo thành đường sắt đô thị phù hợp với lộ trình xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội và đường sắt vành đai phía Đông.

- Tuyến Hà Nội - Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng) song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng) kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 102 km.

- Tuyến Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ từ cảng Vũng Áng đến biên giới Việt Nam - Lào (đèo Mụ Giạ): đường đơn, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 103 km.

- Tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu: chiều dài khoảng 84 km, khổ 1.435 mm; trong đó, đoạn Biên Hòa - Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải - Vũng Tàu đường đơn.

- Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ từ ga An Bình đến ga Cái Răng: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 174 km.

- Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Lộc Ninh từ ga Dĩ An đến điểm nối ray biên giới Việt Nam - Campuchia (cửa khẩu Hoa Lư): khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 128 km; trong đó, đoạn Dĩ An - Chơn Thành đường đôi, đoạn Chơn Thành - Lộc Ninh đường đơn.

- Tuyến Thủ Thiêm - Long Thành từ ga Thủ Thiêm đến ga Cảng hàng không quốc tế Long Thành chỉ phục vụ hành khách: đường đôi, khổ 1.435 mm, chiều dài khoảng 38 km.

Kết nối với đường sắt quốc tế thông qua những tuyến đường nào?

Tại tiểu mục 3 Mục Mục II Quyết định 1769/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến nội dụng kết nối với tuyến đường sắt quốc tế như sau:

Mạng đường sắt Việt Nam kết nối xuyên Á, kết nối Á - Âu thông qua đường sắt Trung Quốc tại cửa khẩu Hữu Nghị và Lào Cai; kết nối với đường sắt ASEAN qua Lào (tại Mụ Giạ, Lao Bảo), qua Campuchia (tại Lộc Ninh), cụ thể:

- Kết nối với đường sắt Trung Quốc thông qua hai tuyến hiện có Hà Nội - Đồng Đăng và Hà Nội - Lào Cai.

- Kết nối với Lào thông qua tuyến Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ và tuyến Mỹ Thủy - Đông Hà - Lao Bảo.

- Kết nối với Campuchia thông qua tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Dĩ An - Lộc Ninh.

Định hướng đầu tư mạng lưới đường sắt đến năm 2030 là gì?

Tại Mục III Quyết định 1769/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến nội dung định hướng đầu tư mạng lưới đường sắt đến năm 2030 như sau:

- Quy mô, chiều dài trong quy hoạch được tính toán theo nhu cầu dự báo. Trong quá trình triển khai, tùy theo nhu cầu vận tải, khả năng nguồn lực đầu tư và khả năng kết nối, cấp quyết định chủ trương đầu tư quyết định việc phân kỳ đầu tư bảo đảm hiệu quả dự án.

- Đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030, trường hợp các địa phương hoặc nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai sớm hơn.

- Quá trình lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, cơ quan tổ chức lập quy hoạch căn cứ Quy hoạch mạng lưới đường sắt được duyệt để tích hợp bảo đảm tính đồng bộ; đồng thời, quy hoạch các tuyến đường sắt (bao gồm quy mô, hướng tuyến,...) để kết nối cảng biển lớn, cảng cạn, cảng thủy nội địa, các khu kinh tế, khu du lịch... với đường sắt quốc gia đáp ứng nhu cầu vận tải và khả năng huy động nguồn lực đầu tư của các địa phương;

Quy hoạch quỹ đất thích hợp khu vực ga để phát triển các đô thị, các khu chức năng (mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông - TOD), tạo nguồn lực tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; các địa phương chủ trì, chủ động huy động nguồn lực đầu tư các tuyến đường sắt kết nối các đầu mối vận tải nêu trên với đường sắt quốc gia.

Đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt trong thời gian nào?
Pháp luật
Khổ đường sắt là gì? Tiêu chuẩn khổ đường sắt theo quy định của pháp luật là bao nhiêu milimet?
Pháp luật
Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý đường ngang trong phạm vi đường sắt quốc gia bao gồm những gì? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý đường ngang?
Pháp luật
Đặt hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ ở những vị trí nào? Đặt tín hiệu ngăn đường sắt ở vị trí nào?
Pháp luật
Cục Đường sắt Việt Nam có được tham gia với Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với phương tiện giao thông đường sắt không?
Pháp luật
Sửa nhà trên nguyên trạng đối với diện tích nằm trong hành lang an toàn đường sắt có cần cấp giấy phép xây dựng (GPXD) không?
Pháp luật
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm những chức danh nào? Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Phần đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường sắt có quy định pháp luật nào cấm xây dựng không?
Pháp luật
Ông hàng xóm tự mở đường để thông qua đường sắt có bị xử phạt không? Mức xử phạt là bao nhiêu? Công trình đường sắt được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường sắt
829 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào