Đầu tư chợ dân sinh có thuộc đối tượng đầu tư công không? Các ngành nào được phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025?
Đối tượng đầu tư công bao gồm các chương trình, dự án nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Đầu tư công 2019 quy định đối tượng đầu tư công như sau:
- Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
+ Trường hợp thật sự cần thiết tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, đối với dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định; đối với dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền. Việc tách riêng dự án độc lập được thực hiện khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A.
- Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội.
- Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư.
- Đầu tư phục vụ công tác lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Đầu tư chợ dân sinh có thuộc đối tượng đầu tư công không? Các ngành nào được phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025? (Hình từ internet)
Các hoạt động kinh tế nào được phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ khoản 10 Điều 3 Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 quy định các hoạt động kinh tế nào được phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 như sau:
- Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản;
Kinh tế nông thôn (bao gồm xây dựng nông thôn mới, cung cấp nước sạch và bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã, bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn, định canh, định cư, ổn định di dân tự do và tái định cư);
Phát triển giống cây trồng, vật nuôi; trồng, bảo vệ và phát triển rừng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng, dịch bệnh;
- Công nghiệp: cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực dầu khí theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở vật chất và trang thiết bị in, đúc tiền;
- Giao thông: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không;
- Khu công nghiệp và khu kinh tế: hạ tầng các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu và hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Thương mại: chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistic, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu;
- Cấp nước, thoát nước;
- Kho tàng: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng, kho dự trữ quốc gia, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng;
- Du lịch: cơ sở hạ tầng nhằm phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm, địa bàn du lịch;
- Viễn thông: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu viễn thông nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu;
- Bưu chính: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu bưu chính nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu;
- Công nghệ thông tin: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng;
- Quy hoạch: các nhiệm vụ quy hoạch;
- Công trình công cộng tại các đô thị;
- Cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Đầu tư chợ dân sinh có thuộc đối tượng đầu tư công không?
Tại Công văn 5015/CV-TCT năm 2022 trả lời thắc mắc đầu tư chợ dân sinh có thuộc đối tượng đầu tư công hay không như sau:
- Theo quy định tại Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về nguyên tắc, tiêu chí định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025, ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là lĩnh vực thương mại thuộc các hoạt động kinh tế, gồm chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistic, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu.
- Đồng thời, tại Nghị định 114/2009/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, trong đó quy định hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ xây mới, cải tạo, nâng cấp các dự án chợ đầu mối, chợ dân sinh) từ nguồn vốn NSNN.
Do đó, đầu tư chợ dân sinh thuộc đối tượng đầu tư công. Đề nghị các địa phương căn cứ quy định trên để thực hiện bố trí vốn theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?