Đáp án Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn cho học sinh tiểu học tỉnh Thái Bình năm 2024?
Đáp án Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn cho học sinh tiểu học tỉnh Thái Bình năm 2024?
Dưới đây là tổng hợp Đáp án Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn cho học sinh tiểu học tỉnh Thái Bình năm 2024 tham khảo:
> ĐÁP ÁN ĐỢT 2 CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
> ĐÁP ÁN ĐỢT 2 CHO HỌC SINH THCS, THPT, GDTX
Câu 1: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn sinh năm 1726 Câu 2: Lê Quý Đôn thi Hội và đậu Hội nguyên Câu 3: Khu lưu niệm danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn hiện nay ở xã nào của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình? Độc Lập. Câu 4: Ai được mệnh danh là “Nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến”? Lê Quý Đôn. Câu 5: Điền từ thích hợp vào dấu “…” trong câu sau: “Thiên hạ vô tri vấn…” Bảng Đôn Câu 6: Trong kì thi Đình, Lê Quý Đôn đỗ Bảng nhãn Câu 7: Thuở nhỏ, Lê Quý Đôn là người ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời coi là thần đồng. Câu 8: Trong bài thơ Rắn đầu biếng học của Lê Quý Đôn có nhắc đến tên của loài rắn nào sau đây? Rắn hổ mang. Câu 9: Năm 1743, Lê Quý Đôn thi Hương và đậu Giải nguyên Câu 10: Theo tương truyền, một trong năm nguy cơ mất nước do Lê Quý Đôn chỉ ra là trẻ không trọng già Câu 11: Bài thơ Rắn đầu biếng học được Lê Quý Đôn sáng tác vào giai đoạn nào trong cuộc đời ông? Khi còn nhỏ. Câu 12: Sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn làm quan trong triều đình Lê – Trịnh. Câu 13: Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn mất năm 1784 Câu 14: Thông tin nào dưới đây là đúng về tiểu sử của Lê Quý Đôn? Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng ở làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Câu 15: Tác phẩm nào dưới đây là của Lê Quý Đôn? Đại Việt thông sử. |
Trên đây là toàn bộ Đáp án Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn cho học sinh tiểu học tỉnh Thái Bình năm 2024, đáp án chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn cho học sinh tiểu học tỉnh Thái Bình năm 2024? (Hình từ Internet)
Học sinh tiểu học lớp mấy được tham gia cuộc thi Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn tỉnh Thái Bình?
Theo nội dung thể lệ cuộc thi Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn ban hành kèm theo Quyết định 213/QĐ-SGDĐT, đối tượng dự thi bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Giáo dục và học sinh các trường tiểu học (lớp 3, lớp 4, lớp 5), THCS, THPT, trung tâm GDNNGDTX trên địa bàn tỉnh.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học sinh của các trường THPT mang tên nhà bác học Lê Quý Đôn thuộc các tỉnh/thành phố: Điện Biên, Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Tổ Thư ký giúp việc không được tham gia thi.
Như vậy, học sinh các trường tiểu học (lớp 3, lớp 4, lớp 5) trên địa bàn tỉnh Thái Bình có thể tham gia cuộc thi Tìm hiểu Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn năm 2024.
Độ tuổi giáo dục tiểu học theo quy định hiện nay thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
Đồng thời, tại Điều 33 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:
Tuổi của học sinh tiểu học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với giáo dục tiểu học, tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.
Trong một số trường hợp trẻ em có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi cao hơn so với quy định (nhưng không quá 03 tuổi):
- Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ;
- Trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Trẻ em người dân tộc thiểu số;
- Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa;
- Trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam.
Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?