Đào tạo cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non có mấy hình thức? Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy từ ngày 25/05/2023 ra sao?
- Đào tạo cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non có mấy hình thức? Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy ra sao?
- Quy định mới về kế hoạch giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non như thế nào?
- Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non khi nào chính thức có hiệu lực?
Đào tạo cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non có mấy hình thức? Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non (gọi tắt là "Quy chế") ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT như sau:
Hình thức đào tạo
1. Đào tạo chính quy
a) Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;
b) Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.
2. Đào tạo vừa làm vừa học
a) Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 của Quy chế này, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;
b) Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.
Như vậy, các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng chuyên ngành Giáo dục Mần non theo 02 hình thức: Đào tạo chính quy và Đào tạo vừa làm vừa học.
Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy đối với từng hình thức đào tạo được xác định như sau:
- Đào tạo chính quy: Trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7.
Đối với những hoạt động đặc thù, thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.
- Đào tạo vừa làm vừa học: Linh hoạt trong ngày và trong tuần.
Đào tạo cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non có mấy hình thức? Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy từ ngày 25/05/2023 ra sao?
Quy định mới về kế hoạch giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT, kế hoạch giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được quy định như sau:
Kế hoạch giảng dạy và học tập
1. Kế hoạch giảng dạy và học tập chi tiết hóa việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo theo năm học, học kỳ, phù hợp với hình thức đào tạo và phương thức tổ chức đào tạo.
2. Kế hoạch năm học thể hiện những mốc thời gian chính của các hoạt động đào tạo trong năm học cho tất cả hình thức, chương trình đào tạo, được công bố kịp thời tới các bên liên quan trước khi bắt đầu năm học. Một năm học có 02 hoặc 03 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp. Ngoài các học kỳ chính, cơ sở đào tạo có thể tổ chức thêm học kỳ phụ.
3. Kế hoạch học kỳ bao gồm kế hoạch mở lớp, hình thức dạy và học (trực tiếp hoặc trực tuyến), lịch học, lịch thi của các học phần được tổ chức trong học kỳ cho các khoá học, chương trình đào tạo và hình thức đào tạo. Kế hoạch học kỳ phải được xây dựng và công bố kịp thời với đầy đủ thông tin cần thiết, bảo đảm thuận tiện cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký học tập.
4. Thời khoá biểu thể hiện thời gian, địa điểm, hoạt động dạy và học của từng lớp thuộc các khoá học, hình thức và chương trình đào tạo. Thời khóa biểu của các lớp học phần bình thường được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng đối với một học phần bất kỳ không vượt quá 15 giờ/tuần và 4 giờ/ngày.
5. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định rõ việc phân bổ các học kỳ, thời gian, địa điểm, hình thức bố trí các giờ lên lớp theo quy định của Quy chế này.
Như vậy, kế hoạch giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non được thực hiện theo quy định trên.
Kế hoạch giảng dạy và học tập phải chi tiết hóa việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo theo năm học, học kỳ, phù hợp với hình thức đào tạo và phương thức tổ chức đào tạo.
Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non khi nào chính thức có hiệu lực?
Tại Điều 2 Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT quy định về thời gian có hiệu lực như sau:
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2023 áp dụng đối với các khóa tuyển sinh sau ngày Thông tư có hiệu lực thi hành và thay thế Thông tư số 24/2019/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Như vậy, Quy chế đào tạo trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non khi nào chính thức có hiệu lực từ ngày 25/05/2023.
Thông tư 07/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 5 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?