Danh sách ủng hộ tiền mặt tại MTTQ Việt Nam mới nhất? Xem chi tiết danh sách ủng hộ tiền mặt tại MTTQ Việt Nam ở đâu?
Danh sách ủng hộ tiền mặt tại MTTQ Việt Nam mới nhất? Xem chi tiết danh sách ủng hộ tiền mặt tại MTTQ Việt Nam ở đâu?
>> Cách check var sao kê MTTQVN file Vietcombank
>> Link tải file sao kê MTTQ Vietcombank ngày 11 9
Ngày 14/9/2024, MTTQ Việt Nam thống kê danh sách tập thể, cá nhân ủng hộ tiền mặt tại MTTQ Việt Nam.
Theo đó, Danh sách ủng hộ tiền mặt tại MTTQ Việt Nam mới nhất như sau:
Chi tiết số tài khoản Vietcombank MTTQ Việt Nam như sau:
2.1. Tài khoản VND
Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 0011.00.1932418
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
2.2. Tài khoản USD
Tên Tài khoản: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Cứu trợ Trung ương
Số Tài khoản: 001.1.37.193253.8
Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
SW Code: BFTVVNVX
Theo thống kê đến 17h chiều ngày 12/9/2024, thống kê số tiền quyên góp ủng hộ đồng bào sau bão Yagi lên đến 527,8 tỷ đồng.
Xem toàn bộ File sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tính đến ngày 10/9/2024 sao kê ủng hộ đồng bào miền Bắc qua ngân hàng Vietcombank: tại đây
Toàn bộ File sao kê Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vietinbank 2009 trang mới nhất Tại đây
Danh sách ủng hộ tiền mặt tại MTTQ Việt Nam mới nhất (Hình từ Internet)
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý hình sự như thế nào?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
(1) Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức
- Có tính chất chuyên nghiệp
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng
- Tái phạm nguy hiểm
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
(5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Việc tổ chức vận động, kêu gọi từ thiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện như sau:
- Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện và tổ chức vận động đóng góp tự nguyện; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ người dân chịu thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc người dân mắc bệnh hiểm nghèo nhằm sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Vận động đóng góp để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố được thực hiện khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố gây ra thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân; vận động đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo từng trường hợp cụ thể.
- Vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; các tổ chức, cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp.
- Tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Kinh phí phục vụ cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định 93/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?