Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 7 2024? Xem chi tiết danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM ở đâu?
- Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 7 2024? Xem chi tiết danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM ở đâu?
- Công thức tính lãi chậm đóng BHXH mới nhất năm 2024? Chậm đóng BHXH trong bao lâu sẽ bị tính lãi?
- Mức xử phạt đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động?
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 7 2024? Xem chi tiết danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM ở đâu?
BHXH TPHCM thông báo danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến ngày 31/7/2024 như sau:
Xem chi tiết Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 7 2024 tại đây
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 7 2024?
Công thức tính lãi chậm đóng BHXH mới nhất năm 2024? Chậm đóng BHXH trong bao lâu sẽ bị tính lãi?
Công thức tính lãi chậm đóng BHXH năm 2024 được quy định như sau: (khoản 3 Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có cụm từ này bị thay thế bởi khoản 6 Điều 1 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023):
Công thức tính lãi chậm đóng BHXH như sau:
Lcđi = Pcđi x k (đồng) (1) |
Trong đó:
* Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH tính tại tháng i (đồng).
* Pcđi: số tiền BHXH chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki - Spsi (đồng) (2) |
Trong đó:
Plki: tổng số tiền BHXH phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn chậm đóng nếu có).
Spsi: số tiền BHXH phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHYT phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHXH phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:
- Đối với BHXH, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.
Theo đó, đơn vị chậm đóng BHXH từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH chưa đóng (khoản 1 Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017).
Mức xử phạt đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động?
Tại khoản 5 và khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
...
5. Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng;
d) Chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6, 7 Điều này từ 30 ngày trở lên
Như vậy, theo quy định trên, nếu người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính (nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng).
* Lưu ý: Mức xử phạt trên đối với cá nhân, mức xử phạt đối với tổ chức gấp đôi đối với mức xử phạt đối với cá nhân.
Đồng thời, công ty buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là tại khoản 10 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?