Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội theo Thông 10/2023/TT-BLĐTBXH như thế nào?
- Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội theo Thông 10/2023/TT-BLĐTBXH như thế nào?
- Nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công với xã hội được quy định như thế nào?
- Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội áp dụng cho những đối tượng nào?
Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội theo Thông 10/2023/TT-BLĐTBXH như thế nào?
Ngày 17/10/2023, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH hướng dẫn danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH quy định về Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH như sau:
Xem chi tiết Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội tại đây.
Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội theo Thông 10/2023/TT-BLĐTBXH như thế nào?
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công với xã hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội
Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội
1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Theo đó, nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
Tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội như sau:
(1) Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
(2) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
(3) Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
(4) Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
(5) Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH quy định về căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức như sau:
(1) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
(2) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội áp dụng cho những đối tượng nào?
Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được áp dụng từ ngày 05/12/2023.
Tại Điều 2 Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH quy định các đối tượng áp dụng danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành lao động, người có công và xã hội trong cơ quan, tổ chức thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, bao gồm:
- Cơ quan, tổ chức hành chính thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.
Thông tư 10/2023/TT-BLĐTBXH sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?