Danh mục văn bản QPPL cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông?
- Danh mục văn bản QPPL cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông?
- UBTVQH đánh giá kết quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022 ra sao?
- Tổ chức thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ra sao?
Danh mục văn bản QPPL cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông?
Căn cứ tại Danh mục ban hành kèm theo Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023 quy định về danh mục văn bản QPPL cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Tải toàn bộ danh mục văn bản QPPL cẩn được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới tại đây.
Danh mục văn bản QPPL cần được rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông? (Hình từ internet)
UBTVQH đánh giá kết quả thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014-2022 ra sao?
Theo đó tại Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023 cơ bản tán thành nội dung Báo cáo 584/BC-ĐGS năm 2023 của Đoàn giám sát với những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, địa phương cũng như toàn ngành giáo dục đã nỗ lực triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Nghị quyết 51/2017/QH14 về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14), tạo chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng ghi nhận.
- Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vẫn còn tồn tại, hạn chế.
- Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:
+ Nguyên nhân khách quan:
++ Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông là nhiệm vụ mới, khó, diễn ra trong bối cảnh ngành giáo dục đang tập trung hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai đúng vào thời điểm đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Việc tổ chức dạy học, tập huấn cho đội ngũ giáo viên phải tổ chức chủ yếu bằng hình thức trực tuyến. Công tác thi, kiểm tra, đánh giá gặp nhiều khó khăn.
++ Số lượng cơ sở giáo dục phổ thông lớn, phạm vi triển khai rộng. Điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương khác nhau, nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các nhu cầu.
++ Chính sách, chế độ đãi ngộ đối với nhà giáo chưa hấp dẫn, khó thu hút, giữ chân đội ngũ giáo viên, nhất là nhân lực chất lượng cao.
++ Trình độ và khả năng tiếp thu của học sinh ở các địa bàn khác nhau có sự chênh lệch.
+ Nguyên nhân chủ quan
++ Nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông chưa đầy đủ, sâu sắc, toàn diện.
++ Trình độ, năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ, giáo viên còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tham mưu ở một số địa phương chưa rõ; chưa quyết liệt, kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh.
++ Công tác tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết 88/2014/QH13 và các văn bản liên quan chưa được chú trọng đúng mức. Công tác dự báo, lập kế hoạch, lộ trình đổi mới chưa sát. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương chưa chặt chẽ, thường xuyên.
- Trách nhiệm chính của những tồn tại, hạn chế nêu trên thuộc về các tổ chức, cá nhân và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chỉ đạo, chủ tri tham mưu, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Tổ chức thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ra sao?
Tại Điều 3 Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023 quy định về tổ chức thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông như sau:
- UBTVQH giao Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết trong năm 2023, xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, lộ trình, tiến độ và kinh phí bảo đảm hoàn thành từng nhiệm vụ, trong đó có việc xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.
Căn cứ kế hoạch của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể bảo đảm thực hiện đồng bộ, kịp thời, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp quy định tại Điều 2 Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 năm 2023 và các giải pháp, kiến nghị nêu trong Báo cáo 584/BC-ĐGS ngày 11/8/2023 của Đoàn giám sát. Gửi kế hoạch cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội để giám sát, phối hợp.
Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cung cấp về kết quả thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục giám sát việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 01 thẩm tra lý lịch đảng viên? Hướng dẫn thẩm tra lý lịch đảng viên mới nhất quy định những gì?
- Viết đoạn văn kể về một hoạt động ngoài trời mà em được chứng kiến hoặc tham gia lớp 3 chọn lọc?
- 5+ mẫu thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 online đẹp, chuyên nghiệp? Tạo thiệp thông báo nghỉ Tết Âm lịch 2025 thế nào?
- Toàn bộ Công văn 7619-CV/BTCTW hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở? Tải Công văn 7619?
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?