Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp?
Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp?
Ngày 14/11/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định 2228/QĐ-BTP năm 2022 về việc công bố thủ tục hành chính mới; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.
Theo đó, có 1 thủ tục hành chính mới ban hành là Thủ tục xác nhận thông tin hộ tịch được thực hiện cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Đồng thời, danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp tại Quyết định bao gồm
20 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã):
- Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký chấm dứt giám hộ có yếu tố nước ngoài;
- Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc;
- Ghi vào sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn/hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Ghi vào sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (khai sinh; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; khai tử; thay đổi hộ tịch);
- Đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký lại kết hôn có yếu tố nước ngoài;
- Đăng ký lại khai tử có yếu tố nước ngoài.
15 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố (UBND cấp huyện):
- Đăng ký khai sinh;
- Đăng ký kết hôn;
- Đăng ký khai tử;
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con;
- Đăng ký khai sinh kết hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con;
- Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới;
- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới;
- Đăng ký nhận cha, me, con có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới;
- Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới;
- Đăng ký khai sinh lưu động;
- Đăng ký kết hôn lưu động;
- Đăng ký khai tử lưu động;
- Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân;
- Đăng ký giám hộ;
- Đăng ký chấm dứt giám hộ;
- Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch;
- Cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Đăng ký lại khai sinh;
- Đăng ký lại kết hôn;
- Đăng ký lại khai tử.
01 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch thực hiện tại Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch:
- Cấp bản sao Trích lục hộ tịch/bản sao Giấy khai sinh.
Có phải Bộ Tư pháp vừa công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hộ tịch thuộc phạm vi chức năng quản lý? (Hình từ Internet)
Mục đích của công bố thủ tục hành chính là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-VPCP quy định Mục đích của công bố thủ tục hành chính như sau:
Công bố thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc (sau đây gọi chung là thủ tục hành chính) để đảm bảo thực hiện đầy đủ, chính xác, đồng bộ, thống nhất, minh bạch và kịp thời các quy định thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhân dân kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính.
Việc công bố thủ tục hành chính phải thỏa mãn những yêu cầu gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-VPCP quy định yêu cầu của việc công bố thủ tục hành chính như sau:
- Thủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức.
- Thủ tục hành chính được công bố phải đúng thẩm quyền, theo quy trình chặt chẽ đảm bảo độ tin cậy, chính xác, đầy đủ, kịp thời và đúng thời hạn quy định.
- Quyết định công bố của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải đảm bảo đầy đủ, chính xác nội dung quy định về thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành đúng thời hạn quy định.
- Quyết định công bố của Tổng Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội (sau đây viết tắt là Tổng Giám đốc Cơ quan) phải bảo đảm đầy đủ, chính xác nội dung quy định về thủ tục tại các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức; có giá trị thực hiện đối với hệ thống các cơ quan trực thuộc trên phạm vi cả nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?