Danh mục Sách giáo khoa lớp 6, 7, 8 năm 2024-2025 được điểu chỉnh trên địa bàn TP HCM thế nào?
Danh mục Sách giáo khoa lớp 6, 7, 8 năm 2024-2025 được điểu chỉnh trên địa bàn TP HCM thế nào?
Vừa qua, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định 2132/QĐ-UBND năm 2024 tải về phê duyệt danh mục điều chỉnh, bổ sung sách giáo khoa lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 10 và lớp 11 sử dụng trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm học 2024 - 2025.
Trong đó, danh mục Sách giáo khoa lớp 6, 7, 8 năm 2024-2025 được điều chỉnh, bổ sung sử dụng trong các trường THCS gồm:
- Trường THCS Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức
- Trường THCS Giồng Ông Tố, thành phố Thủ Đức
- Trường THCS Hiệp Phú, thành phố Thủ Đức
- Trường THCS Hoa Lư, thành phố Thủ Đức
- Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Thủ Đức
- Trường THCS Long Phước, thành phố Thủ Đức
- Trường THCS Nguyễn Văn Bá, thành phố Thủ Đức
- Trường THCS Tân Phú, thành phố Thủ Đức
- Trường THCS Ngôi Trường Em Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức
- Trường THCS Hồ Văn Long, quận Bình Tân
- Trường THCS Lý Thường Kiệt, quận Bình Tân
- Trường THCS Tân Tạo A, quận Bình Tân
- Trường THCS Ngô Quyền, quận Tân Bình
- Trường THCS Nguyễn An Khương, huyện Hóc Môn
- Trường THCS Nguyễn Huệ, quận Tân Phú
- Trường THCS Nguyễn Trãi, quận Tân Phú
- Trường THCS Phạm Ngọc Thạch, quận Tân Bình
- Trường THCS Trường Chinh, quận Tân Bình
- Trường Trung học Thực hành Sài Gòn
Cụ thể, danh mục Sách giáo khoa lớp 6, 7, 8 năm 2024-2025 được điều chỉnh, bổ sung như sau:
Xem toàn bộ danh mục Sách giáo khoa lớp 6, 7, 8 năm 2024-2025 được điều chỉnh, bổ sung tại đây: Tải
Danh mục Sách giáo khoa lớp 6, 7, 8 năm 2024-2025 được điểu chỉnh trên địa bàn TP HCM thế nào? (Hình từ Internet)
Việc lựa chọn sách giáo khoa phải đáp ứng nguyên tắc gì?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT thì việc lựa chọn sách giáo khoa phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:
- Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.
- Mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là môn học).
- Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.
Quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong trường học năm 2024- 2025 như thế nào?
Căn cứ theo quy đinh tại Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong trường học năm 2024 như sau:
Bước 1: Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.
Bước 2: Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn
- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;
- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;
- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó. Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.
Bước 3: Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản
(Gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.
Bước 4: Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư này.
Bước 5: Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp trung học phổ thông).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?