Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam ra sao?
Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam ra sao?
Căn cứ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BNNPTNT quy định về danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam gồm có như sau:
(1) Hóa chất được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam:
STT | Tên hóa chất |
1 | Vôi nung |
2 | Vôi tôi |
3 | Canxi carbonat |
4 | Zinc sulfate |
5 | Nano Bạc |
6 | Axit hipoclorơ |
7 | Carbon hoạt tính |
8 | Zeolite |
9 | Poly aluminium chloride |
(2) Chế phẩm sinh học, vi sinh vật, enzym, axit amin được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam:
STT | Tên chế phẩm sinh học, vi sinh vật, enzym, axit amin |
I | Sản phẩm chiết xuất từ sinh vật |
1 | Sản phẩm chiết xuất từ Yucca schidigera |
II | Vi sinh vật |
2 | Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus paramycoides, Bacillus tropicus, Bacillus velezenis, Bacillus coagulans |
3 | Lactobacillus fermentum, Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus plantarum, Lactobacillus paracasei |
4 | Pediococcus pentosaceus, pediococcus acidilactici |
5 | Rhodopseudomonas palustris, Rhodobacter sphaeroides |
6 | Saccharomyces cerevisiae |
7 | Streptomyces rochei |
8 | Trichoderma asperellum |
III | Enzym |
9 | Amylase |
10 | Beta glucanase |
11 | Protease |
12 | Xylanase |
IV | Axit amin |
13 | Alanine |
14 | Arginine |
15 | Aspartic acid |
16 | Cystine |
17 | Glutamic |
18 | Glycine |
19 | Histidine |
20 | Lysine |
21 | Leucine, Isoleucine |
22 | Methionine |
23 | Phenylalanine |
24 | Proline |
25 | Serine |
26 | Threonine |
27 | Tyrosine |
28 | Valine |
(3) Hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, enzym, axit amin trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi là kết quả khảo nghiệm đã được công nhận hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận.
Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật được phép sử dụng trong sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam ra sao? (Hình từ internet)
Chất thải chăn nuôi được xử lý như thế nào?
Căn theo quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2021/TT-BNNPTNT, quy định về việc xử lý chất thải chăn nuôi như sau:
(1) Xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ:
- Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: ủ compost, công nghệ khí sinh học (biogas), chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học hoặc các giải pháp khác để sử dụng cho cây trồng;
- Chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại đã qua xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng cho cây trồng hoặc làm thức ăn cho thủy sản. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ thực hiện theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên ngành;
- Việc vận chuyển chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ chưa được xử lý ra khỏi cơ sở chăn nuôi thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(2) Xử lý nước thải chăn nuôi:
- Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi nông hộ được xử lý bằng một hoặc một nhóm các biện pháp sau: công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các biện pháp khác được sử dụng cho cây trồng phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh;
- Nước thải chăn nuôi trong chăn nuôi trang trại đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng, được sử dụng tưới cho cây trồng hoặc mục đích khác trong khuôn viên trang trại. Việc sử dụng nước thải chăn nuôi phải đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối và không để chảy tràn ra môi trường xung quanh.
(3) Khuyến khích sử dụng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ công nghệ, kỹ thuật mới trong quá trình xử lý chất thải chăn nuôi.
Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại
1. Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
2. Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
3. Hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó, hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại có thể bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng tùy từng trường hợp.
Ngoài ra còn bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về xử lý khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải chăn nuôi.
Thông tư 19/2023/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ 01/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?