Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 gồm những gì?
- Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 gồm những gì?
- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nào được đề ra để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?
- Giải pháp về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nào được đề ra để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 ra sao?
Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 gồm những gì?
Căn cứ theo danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định 73/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
Xem toàn bộ danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 tại đây
Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 gồm những gì?
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nào được đề ra để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 như thế nào?
Căn cứ theo Mục 5 Quyết định 73/QĐ-TTg năm 2023 quy định các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực nào đề ra để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 như sau:
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Về phát triển, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề
+ Tổ chức, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo việc làm phù hợp và các chế độ, chính sách, quyền lợi đối với nhà giáo.
+ Ưu tiên nguồn lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, ưu tiên nhà giáo giảng dạy các ngành, nghề trọng điểm tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và các nước phát triển trong nhóm G20 có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho nhà giáo, đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngành, nghề mới mà xã hội có nhu cầu.
+ Đẩy mạnh phát triển đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề. Hình thành mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp.
+ Tăng cường năng lực các cơ sở thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo hướng phù hợp với cơ cấu các ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo và phân bổ hợp lý theo vùng miền, đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo cả về số lượng và chất lượng.
- Về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp
+ Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp theo phân tầng chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Hỗ trợ đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại doanh nghiệp.
+ Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển về mô hình tổ chức bộ máy, năng lực quản trị, quản trị cơ sở.
+ Đẩy mạnh thu hút đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Giải pháp về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nào được đề ra để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 ra sao?
Căn cứ theo Mục 5 Quyết định 73/QĐ-TTg năm 2023 quy định các giải pháp về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nào được đề ra để thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 như sau:
Giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo
- Bố trí quỹ đất để phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội khóa XV về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 và các quy định về pháp luật đất đai khác có liên quan.
Bảo đảm ổn định diện tích đất của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hiện có, đồng thời ưu tiên bố trí quỹ đất dôi dư do sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và quỹ đất được bổ sung, tăng thêm ở khu vực có hạ tầng giao thông thuận lợi, gần các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tư, đẩy mạnh khuyến khích xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về xây dựng và thiết kế theo các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, theo phân tầng chất lượng, theo cấp độ và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển.
- Nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, nhất là đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên cơ sở chia sẻ tài nguyên và tối ưu hóa quy trình đào tạo.
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; đầu tư các thiết bị mô phỏng cho thực hành, thực tập; phát triển mô hình “nhà trường thông minh, hiện đại”, “nhà trường xanh”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?