Danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH năm 2024? Doanh nghiệp có bắt buộc tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động không?

Danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH năm 2024? Doanh nghiệp có bắt buộc tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động không? chị H.T - Hà Nội

Danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH năm 2024?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định Danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH năm 2024 gồm có như sau:

TT

TÊN BỆNH NGHỀ NGHIỆP

1.

Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

2.

Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

3.

Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

4.

Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

5.

Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

6.

Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

7.

Bệnh hen nghề nghiệp.

8.

Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

9.

Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.

10.

Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

11.

Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

12.

Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

13.

Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

14.

Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

15.

Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

16.

Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.

17.

Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

18.

Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

19.

Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

20.

Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

21.

Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

22.

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

23.

Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

24.

Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

25.

Bệnh sạm da nghề nghiệp.

26.

Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

27.

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

28.

Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

29.

Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

30.

Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.

31.

Bệnh lao nghề nghiệp.

32.

Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

33.

Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

34.

Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

35.

Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp

Theo đó, Danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH năm 2024 như trên.

Danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH năm 2024?

Danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH năm 2024?

Doanh nghiệp có bắt buộc tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động không?

Tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động:

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
b) Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
c) Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
d) Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
đ) Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
e) Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
g) Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động cụ thể như sau:

Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
...

Theo đó, doanh nghiệp bắt buộc tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Mức hưởng trợ cấp một lần đối với thân nhân người lao động khi người lao động mất do bệnh nghề nghiệp năm 2024 là bao nhiêu?

Tại Điều 53 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về trợ cấp khi người lao động mất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Như vậy, mức trợ cấp một lần như sau: 36*1.800.000=64.800.000 đồng.

Mức lương cơ sở hiện nay: 1.800.000 (Nghị định 24/2023/NĐ-CP)

Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ bỏ mức lương cơ sở. Do đó, trong thời gian tới có thể sẽ có hướng dẫn mới về mức hưởng trợ cấp một lần đối với thân nhân người lao động khi người lao động mất do bệnh nghề nghiệp.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mỗi người lao động sẽ được NSDLĐ hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp là 1 triệu đồng trên một lần khám phải không?
Pháp luật
Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp thì được hưởng trợ cấp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi nào?
Pháp luật
Bị nhiều bệnh nghề nghiệp khi đi khám giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động có cần Biên bản giám định y khoa không?
Pháp luật
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp 2024? Người lao động bị bệnh nghề nghiệp được giám định mức suy giảm khả năng lao động ra sao?
Pháp luật
Mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động đang làm việc? Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí?
Pháp luật
Khi điều trị bệnh nghề nghiệp thì người lao động được bảo hiểm xã hội chi trả chi phí điều trị, các khoản trợ cấp đến khi nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được yêu cầu điều tra bệnh nghề nghiệp không? Nếu có thì ai có trách nhiệm quyết định thành lập đoàn điều tra?
Pháp luật
Mẫu giấy giới thiệu khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp dành cho người sử dụng lao động là mẫu nào?
Pháp luật
Bị bệnh nghề nghiệp suy giảm khả năng bao nhiêu % thì người lao động nước ngoài mới được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
Pháp luật
Tăng thêm bao nhiêu phần trăm số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp trong mục tiêu Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ theo Nghị quyết 19/NQ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh nghề nghiệp
2,013 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào