Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh được thực hiện như thế nào?
Kiểm soát lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Mục III Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có những hướng dẫn về nguyên tắc dự phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ như sau:
- Tăng cường tuân thủ thực hành phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh.
- Áp dụng phòng ngừa lây nhiễm qua “tiếp xúc” và “giọt bắn” khi chăm sóc các trường hợp bệnh xác định và bệnh nghi ngờ.
- Trong trường hợp có các thủ thuật tạo khí dung, bắt buộc áp dụng thêm các biện pháp dự phòng qua “không khí”.
- Điều tra, truy vết, xác định người tiếp xúc gần2 nhằm theo dõi, quản lý và tư vấn cách tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Quản lý người nhà người bệnh và khách thăm có liên quan đến đậu mùa khỉ.
Theo đó thì công tác dự phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ được thực hiện theo các nguyên tắc đã hướng dẫn như trên.
Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh như thế nào?
Căn cứ vào Phụ lục của Hướng Dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có nội dung hướng dẫn liên quan đến việc đánh giá nguy cơ phơi nhiễm đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh như sau:
Không có nguy cơ
- Phơi nhiễm: Không có tiếp xúc với ca bệnh
- Mô tả:
+ Không có tiếp xúc với ca bệnh đậu mùa khỉ có triệu chứng trong 21 ngày qua,
+ Nhân viên phòng xét nghiệm tuân thủ sử dụng PPE.
- Phòng sau phơi nhiễm: Thực hiện tiêm vắc xin cho đối tượng ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nguy cơ thấp:
- Phơi nhiễm: Nghi ngờ tiếp xúc với người nhiễm bệnh
- Mô tả:
+ Tiếp xúc với trường hợp bệnh ĐMK nhưng có sử dụng PPE;
+ Tiếp xúc trong cộng đồng từ 1-3 mét với trường hợp nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ.
- Hoạt động giám sát:
+ Theo dõi sức khỏe trong 21 ngày
+ Bộ phận giám sát lưu lại thông tin liên lạc theo hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh ĐMK của BYT
- Phòng sau phơi nhiễm: Thực hiện tiêm vắc xin cho đối tượng ưu tiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nguy cơ trung bình
- Phơi nhiễm: Tiếp xúc gần với các vật dụng có nguy cơ lây nhiễm
- Mô tả:
+ Tiếp xúc với các vật dụng sinh hoạt của người bệnh: quần áo, chăn, chiếu, gối...;
+ Một số tình huống phơi nhiễm đặc biệt khác do cán bộ dịch tễ trực tiếp điều tra xác định, bao gồm cả phơi nhiễm trong phòng xét nghiệm..
- Hoạt động giám sát:
+ Theo dõi sức khỏe trong 21 ngày sau phơi nhiễm
+ Thực hiện báo cáo ca bệnh có thể nếu có biểu hiện triệu chứng
- Phòng sau phơi nhiễm: Tiêm vắc xin ngay theo hướng dẫn
Nguy cơ cao
- Phơi nhiễm: Tiếp xúc gần, trực tiếp mà không sử dụng PPE
- Mô tả:
+ Người tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh bao gồm các tiếp xúc da kề da với bệnh nhân (như sờ, chạm...) và quan hệ tình dục;
+ Nhân viên y tế không sử dụng phương tiện PHCN (PPE) thích hợp khi trực tiếp khám, chăm sóc, điều trị;
+ Người cùng làm việc trong khoảng cách gần hoặc ở cùng phòng làm việc, với không gian kín hoặc thông khí kém mà không sử dụng khẩu trang, PPE.
- Hoạt động giám sát:
+ Theo dõi sức khỏe trong 21 ngày sau phơi nhiễm
+ Thực hiện báo cáo ca bệnh có thể nếu có biểu hiện triệu chứng
- Phòng sau phơi nhiễm: Tiêm vắc xin theo hướng dẫn
Theo đó, sẽ có 4 cấp độ phơi nhiễm đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh từ không có nguy cơ đến nguy cơ thấp, nguy cơ trung bình và cuối cùng là nguy cơ cao theo nội dung hướng dẫn trên.
Đánh giá nguy cơ và phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cho nhân viên y tế như thế nào?
Căn cứ vào tiểu mục 5 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc đánh giá nguy cơ và phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cho nhân viên y tế như sau:
IV. CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG VÀ KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM
…
5. Đánh giá nguy cơ và phòng ngừa lây nhiễm cho nhân viên y tế
5.1. Phòng ngừa phơi nhiễm đậu mùa khỉ khi trực tiếp chăm sóc NB nghi ngờ nhiễm hoặc xác định nhiễm đậu mùa khỉ.
- Lựa chọn đúng chủng loại, mang và tháo bỏ phương tiện PHCN đúng quy trình khi thực hiện sàng lọc, vào/ra khu vực cách ly người bệnh nghi ngờ nhiễm hoặc xác định nhiễm đậu mùa khỉ.
- Tuân thủ đúng các thời điểm và quy trình VST.
- Lau khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc thường xuyên tối thiểu 2 lần/ngày và khi thấy bẩn theo đúng quy trình.
- Thu gom, xử lý dụng cụ, đồ vải ô nhiễm theo đúng hướng dẫn.
- Phân loại chất thải ngay tại nơi phát sinh theo đúng quy định. Chất thải được phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý như chất thải lây nhiễm.
5.2. Phòng ngừa phơi nhiễm đậu mùa khỉ khi lấy các bệnh phẩm vi sinh và khi thực hiện các thực hành chăm sóc có tạo khí dung ở người bệnh nghi ngờ nhiễm hoặc xác định nhiễm đậu mùa khỉ
- Nhân viên y tế cần được huấn luyện thành thạo sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, kỹ thuật lấy mẫu an toàn.
- Lựa chọn đúng chủng loại, mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân đúng quy định để phòng ngừa lây nhiễm qua tiếp xúc, giọt bắn và không khí khi lấy mẫu người bệnh nghi ngờ hoặc xác định đậu mùa khỉ.
- Luôn tuân thủ đúng các thời điểm VST.
- Đóng gói, vận chuyển bệnh phẩm đúng quy định tránh lây nhiễm.
- Tất cả các chất thải phát sinh trong quá trình lấy mẫu đều là chất thải lây nhiễm cần được thu gom, vận chuyển và xử lý an toàn.
5.3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm, phát hiện sớm, cách ly kịp thời nhân viên y tế có tiếp xúc gần, nghi ngờ nhiễm hoặc xác định nhiễm đậu mùa khỉ.
- Mọi nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, vận chuyển, lấy mẫu bệnh phẩm ở người bệnh nghi ngờ hoặc xác định đậu mùa khỉ cần được định kỳ đánh giá nguy cơ phơi nhiễm đậu mùa khỉ.
- Mọi nhân viên y tế có phơi nhiễm cần được theo dõi sức khoẻ 21 ngày kể từ ngày phơi nhiễm và làm xét nghiệm chẩn đoán đậu mùa khỉ khi có triệu chứng đầu tiên.
- Tập huấn cho nhân viên y tế cách tự đánh giá, phát hiện dấu hiệu, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ và thông báo ngay tới lãnh đạo đơn vị để khám sàng lọc và xét nghiệm loại trừ đậu mùa khỉ.
5.4. Xử lý phòng ngừa sau phơi nhiễm
Những trường hợp có nguy cơ cao và trung bình thì phải áp dụng các biện pháp sau:
- Theo dõi sức khỏe trong 21 ngày sau ngày được xác định là ngày phơi nhiễm.
- Thực hiện báo cáo ca bệnh nếu có triệu chứng nghi ngờ.
- Tiêm vắc xin phòng ngừa ĐMK theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Nội dung đánh giá nguy cơ phơi nhiễm và xử lý phòng ngừa sau phơi nhiễm tại Phụ lục kèm theo.
Theo đó, việc đánh giá nguy cơ và phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ cho nhân viên y tế được thực hiện theo hướng dẫn trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?