Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật trong đấu thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện như thế nào?
- Bước đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật trong đấu thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện như thế nào?
- Việc kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đề xuất về kỹ thuật theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá hợp lệ khi nào nếu thực hiện đấu thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ?
Bước đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật trong đấu thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy trình chi tiết
...
3. Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
Theo đó, sau khi mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật tại bước tổ chức lựa chọn nhà thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ. Thì bước đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được thực hiện theo trình tự sau:
- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.
Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật trong đấu thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra tính hợp lệ hồ sơ đề xuất về kỹ thuật theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
1. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
b) Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
c) Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
Theo đó, việc kiểm tra đánh giá tính hợp lệ hồ sơ đề xuất về kỹ thuật theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là kiểm tra những nội dung sau:
- Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- Kiểm tra các thành phần của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, bao gồm: Đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, thỏa thuận liên danh (nếu có), giấy ủy quyền ký đơn dự thầu (nếu có); bảo đảm dự thầu; các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ; tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm; đề xuất về kỹ thuật; các thành phần khác thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.
Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đánh giá hợp lệ khi nào nếu thực hiện đấu thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ?
Căn cứ khoản Điều 28 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định hồ sơ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu khi đấu thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung sau đây:
- Có bản gốc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;
- Có đơn dự thầu thuộc hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký tên, đóng dấu (nếu có) theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu; trong đơn dự thầu, nhà thầu phải nêu rõ tiến độ thực hiện gói thầu phù hợp với đề xuất về kỹ thuật. Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có) hoặc thành viên đứng đầu liên danh thay mặt liên danh ký đơn dự thầu theo phân công trách nhiệm trong văn bản thỏa thuận liên danh;
- Hiệu lực của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;
- Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đối với trường hợp quy định bảo đảm dự thầu theo hình thức nộp thư bảo lãnh thì thư bảo lãnh phải được đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam ký tên với giá trị và thời hạn hiệu lực, đơn vị thụ hưởng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
- Không có tên trong hai hoặc nhiều hồ sơ đề xuất kỹ thuật với tư cách là nhà thầu chính (nhà thầu độc lập hoặc thành viên trong liên danh);
- Có thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu (nếu có);
- Nhà thầu không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Nhà thầu bảo đảm tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2013
Nhà thầu có hồ sơ đề xuất về kỹ thuật hợp lệ được xem xét, đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. Đối với gói thầu đã thực hiện sơ tuyển, không tiến hành đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.
Tổng hợp trọn bộ các quy định về Đấu thầu mới nhất hiện nay Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?