Đảng viên có phải thực hiện kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống định kỳ hay không?
- Đảng viên có phải thực hiện kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống định kỳ hay không?
- Kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo nguyên tắc nào?
- Các bên tham gia kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên sẽ có trách nhiệm gì?
Đảng viên có phải thực hiện kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống định kỳ hay không?
Căn cứ vào Điều 6 Quy định 109-QĐ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định như sau:
Chế độ kiểm tra
1- Đối với tổ chức đảng
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra hằng năm đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý, lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
b) Phân công các thành viên cấp ủy, tổ chức đảng kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý.
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức đảng cấp dưới thực hiện kiểm tra cán bộ, đảng viên thực hiện việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống theo thẩm quyền.
d) Thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất đối với cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.
đ) Tiến hành kiểm tra cán bộ, đảng viên trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống thông qua sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình gắn với kiểm điểm, phân tích, đánh giá, phân loại chất lượng cán bộ, đảng viên hằng năm.
2- Đối với cán bộ, đảng viên
a) Thường xuyên tự kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống gắn với việc thực hiện nhiệm vụ cán bộ, đảng viên, những điều đảng viên không được làm và chức trách, nhiệm vụ được giao.
b) Định kỳ hằng năm, cán bộ, đảng viên thực hiện tự phê bình và phê bình về việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống trước chi bộ, cấp ủy, tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, tổ chức kinh tế của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội mà mình là thành viên. Tham gia ý kiến phê bình đối với đồng chí mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.
c) Chịu sự kiểm tra của chi bộ và tổ chức đảng cấp trên; có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, trung thực kết quả tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của mình.
Theo như quy định trên thì cán bộ, đảng viên phải định kỳ hằng năm thực hiện phê bình và tự phê bình việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.
Bên cạnh đó, cán bộ, đảng viên phải tham gia phê bình đối với đồng chí mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.
Ngoài ra, tổ chức đảng phải có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức kiểm tra hằng năm việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên do mình quản lý.
Đảng viên có phải thực hiện kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống định kỳ hay không? (Hình từ Internet)
Kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo nguyên tắc nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quy định 109-QĐ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về nguyên tắc kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên như sau:
- Tuân thủ Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; bảo đảm nguyên tắc, phương pháp, quy trình công tác theo quy định của Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng.
- Tổ chức đảng kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống đối với cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý. Cán bộ, đảng viên phải tự kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và báo cáo tổ chức đảng có thẩm quyền khi được yêu cầu.
- Kiểm tra của tổ chức đảng phải gắn với việc tự kiểm tra, tự phê bình của cán bộ, đảng viên được kiểm tra và tổ chức đảng có đảng viên được kiểm tra trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống.
- Kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên phải gắn với công tác chính trị tư tưởng, công tác cán bộ và việc nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ.
Các bên tham gia kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên sẽ có trách nhiệm gì?
Căn cứ vào Điều 4 Quy định 109-QĐ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể kiểm tra như sau:
- Ban hành quyết định, kế hoạch kiểm tra việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
- Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo, giải trình về nội dung kiểm tra.
- Thẩm tra, xác minh, kết luận về nội dung kiểm tra.
- Xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý đảng viên vi phạm trong việc thực hiện Quy định.
- Thực hiện trách nhiệm và quyền của chủ thể kiểm tra theo quy định của Đảng.
Tại Điều 5 Quy định 109-QĐ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về trách nhiệm và quyền hạn của đối tượng kiểm tra như sau:
- Báo cáo đầy đủ, trung thực, kịp thời theo yêu cầu của chủ thể kiểm tra.
- Giải trình, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra.
- Chấp hành nghiêm các quy định của Đảng về công tác kiểm tra và các quyết định xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện trách nhiệm và quyền của đối tượng kiểm tra theo quy định của Đảng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?