Đảng viên có được ly hôn không? Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân dẫn đến ly hôn có bị khai trừ khỏi Đảng không?
Đảng viên có được ly hôn không?
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Ngoài ra, căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định như sau:
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Ngoài ra căn cứ Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành. Không có quy định nào cho thấy việc kỷ luật đối với đảng viên ly hôn theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các quy định pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm đảng viên ly hôn, trừ trường hợp chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đảng viên có được ly hôn không? Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân dẫn đến ly hôn có bị khai trừ khỏi Đảng không? (Hình từ Internet)
Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân dẫn đến ly hôn có bị khai trừ khỏi Đảng không?
Căn cứ Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định hình thức kỷ luật đảng viên vi phạm các quy định hôn nhân gia đình như sau:
Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn.
b) Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
c) Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án).
d) Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật.
đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi.
e) Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng.
g) Vi phạm pháp luật về mang thai hộ.
2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn.
b) Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định.
c) Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi; có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng.
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội.
b) Ép buộc vợ (chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
c) Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Đảng viên vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng dẫn đến ly hôn có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật đảng viên là khai trừ khỏi Đảng.
Xử lý kỷ luật đảng viên khi không cấp dưỡng cho con được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Mức cấp dưỡng, thời điểm cấp dưỡng sẽ được các bên thỏa thuận theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đúng như thỏa thuận thì có thể bị xử phạt hành chính theo từ 5.000.000đ đến 10.000.000 đồng, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và bắt buộc thực hiện theo đúng thỏa thuận trước đó.
Ngoài ra, căn cứ điểm c khoản 3 Điều 51 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 quy định về hình thức xử lý kỷ luật đảng viên. Theo đó, đảng viên có thể bị khai trừ khỏi đảng khi không thực hiện đúng nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?