Đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào?
- Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là gì?
- Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có thu phí dịch vụ bao gồm những gì?
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là gì?
Theo đề xuất tại Điều 23 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình:
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở được thành lập với mục tiêu chính là cung cấp dịch vụ về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Các dịch vụ được cung cấp tại cơ sở theo đăng ký và có thể cung cấp một hoặc các dịch vụ quy định tại Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Điều 13 Nghị định này.
3. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình và cá nhân tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở được hưởng chính sách theo quy định..
Theo đó, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở được thành lập với mục tiêu chính là cung cấp dịch vụ về phòng, chống bạo lực gia đình.
Đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập của Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được đề xuất tại Điều 27 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được đề xuất tại Điều 29 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:
Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Lập hồ sơ cơ sở.
2. Tiếp nhận hồ sơ:
a) Đối với hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 27 nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ thuộc Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Đối với hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 nộp tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tiếp nhận hồ sơ của lĩnh vực văn hóa, gia đình).
c) Đối với hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 27 nộp tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân huyện (tiếp nhận hồ sơ của lĩnh vực văn hóa, gia đình).
3. Xử lý hồ sơ
a) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm rà soát hồ sơ trước khi tiếp nhận. Việc tiếp nhận phải được thực hiện bằng văn bản ghi rõ thời gian hẹn trả kết quả;
b) Trong thời gian 1 ngày làm việc bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến bộ phận chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Bộ phận chuyên môn tiếp nhận hồ sơ trong thời gian 7 ngày làm việc phải có ý kiến trả lời về việc hồ sơ điều điều kiện hay không đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Trường hợp đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thì trong thời gian 1 ngày kể từ khi có kết luận đủ điều kiện trình, người được phân công tham mưu thẩm định phải trình hồ sơ đến người có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
d) Trong thời gian 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trình, người có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do và phải có văn bản gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Theo đó, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm có 03 bước được thực hiện theo đề xuất trên:
- Bước 1: Lập hồ sơ cơ sở;
- Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ;
- Bước 3: Xử lý hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có thu phí dịch vụ bao gồm những gì?
Đề xuất tại Điều 30 Dự thảo Nghị định Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:
Hồ sơ đăng ký hoạt động đối với cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có thu phí dịch vụ gồm có:
1. Đơn đăng ký hoạt động của Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Dự thảo quy chế hoạt động của Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Bảng giá dịch vụ thu của người sử dụng dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình và bản diễn giải dự kiến sử dụng nguồn kinh phí thu được từ cung cấp dịch vụ phòng, chống bạo lực gia đình (nếu có thu phí).
4. Bảng mô tả nhân lực theo vị trí việc làm tương ứng với nội dung đăng ký và cơ sở vật chất được cơ quan, tổ chức bố trí cho cơ sở hoạt động hoặc nguồn kinh phí được cam kết viện trợ, tài trợ, hỗ trợ để thực hiện trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Xác nhận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa chỉ trụ sở hoạt động của Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
6. Các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh bảo đảm đáp ứng được các điều kiện hoạt động (nếu có).
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Đơn đăng ký hoạt động;
- Dự thảo quy chế hoạt động;
- Bảng giá dịch vụ thu;
- Bảng mô tả nhân lực theo vị trí việc làm tương ứng;
- Xác nhận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa chỉ trụ sở hoạt động;
- Các giấy tờ, tài liệu khác chứng minh bảo đảm đáp ứng được các điều kiện hoạt động (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách ghi nhận xét đánh giá của chi ủy đối với Đảng viên cuối năm 2024? Nhận xét đánh giá của chi ủy chi bộ cuối năm 2024?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương của người lao động là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu đơn khởi kiện đòi tiền lương?
- Mẫu bản kiểm điểm trốn tiết trốn học dành cho học sinh cấp 2, cấp 3? Học sinh cấp 2, cấp 3 được ở lại lớp mấy năm?
- Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng? Tải chi tiết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên theo Điều 30 Điều lệ Đảng ở đâu?
- Nhà đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc công trình khi xây dựng trung tâm thương mại hay không?