Đại sứ có phải là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hay không? Đại sứ phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ như thế nào?
Đại sứ có phải là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài 2009 có quy định như sau:
Người đứng đầu cơ quan đại diện
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.
Theo đó, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại biện trong trường hợp chưa cử Đại sứ đặc mệnh toàn quyền mới là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao mà không phải là chức vụ Đại sứ
Đại sứ có phải là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hay không? Đại sứ phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ như thế nào?
Đại sứ có mục tiêu việc làm như thế nào?
Căn cứ bản mô tả công việc Đại sứ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì Đại sứ có mục tiêu việc làm như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao, chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện;
- Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện.
Đại sứ có những nhiệm vụ, công việc như thế nào?
Căn cứ bản mô tả công việc Đại sứ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì Đại sứ có những nhiệm vụ, công việc như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện.
- Chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan đại diện.
- Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với thành viên cơ quan đại diện.
- Quản lý kỷ luật lao động và đánh giá thành viên cơ quan đại diện.
- Khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Tham gia tổ chức hoạt động của đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và làm việc tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
- Chỉ đạo quản lý, sử dụng tiết kiệm chi phí và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết và trực tiếp báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của cơ quan đại diện.
- Tham gia tổ chức hoạt động của đoàn cấp cao Việt Nam sang thăm và làm việc tại quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Đại sứ phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả công việc Đại sứ Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV thì Đại sứ phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực như sau:
Nhóm yêu cầu về trình độ
(1) Trình độ đào tạo
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên (ưu tiên lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao, ngoại ngữ).
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị trở lên.
- Có trình độ tin học và trình độ ngoại ngữ phù hợp theo yêu cầu của Bộ, ngành nơi công chức công tác.
(2) Kinh nghiệm (thành tích công tác):
- Đã có thời gian giữ ngạch chuyên viên hoặc tương đương từ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) và đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 01 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng; đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
(3) Phẩm chất cá nhân
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
- Trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.
- Phẩm chất khác: Có lý lịch rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn của ngành.
(4) Các yêu cầu khác
- Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của vụ, đơn vị.
- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của vụ, đơn vị.
Nhóm yêu cầu về năng lực:
(1) Nhóm năng lực chung:
- Đạo đức và bản lĩnh
- Tổ chức thực hiện công việc
- Soạn thảo và ban hành văn bản
- Giao tiếp ứng xử
- Quan hệ phối hợp
- Sử dụng công nghệ thông tin
- Ngoại ngữ
(2) Nhóm năng lực chuyên môn
- Khả năng phân tích, tổng hợp
- Khả năng tiếp xúc đối ngoại
- Khả năng tiếp thu và phản biện
- Khả năng tổ chức thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ
(3) Nhóm năng lực quản lý
- Tư duy tự đào tạo
- Quản lý hồ sơ
- Ra quyết định
Tất cả những yêu cầu về năng lực nêu trên đều phải được đánh giá ở cấp độ 3. Trừ khả năng sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ thì chỉ cần phù hợp theo yêu cầu của Bộ, ngành nơi công chức công tác.
Thông tư 12/2022/TT-BNV sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?