Đặc điểm nhận biết biển báo đi chậm là gì? Trường hợp nào không có biển báo đi chậm nhưng vẫn phải giảm tốc độ?
Biển báo đi chậm có biển số bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 32 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo
32.1. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã W với tên các biển như sau:
- Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;
- Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;
- Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;
- Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;
- Biển số W.204: Đường hai chiều;
- Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;
- Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;
- Biển số W.207 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l): Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh);
- Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính);
- Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;
- Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;
- Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;
- Biển số W.211b: Giao nhau với đường tàu điện;
- Biển số W.212: Cầu hẹp;
- Biển số W.213: Cầu tạm;
- Biển số W.214: Cầu quay - Cầu cất;
- Biển số W.215a: Kè, vực sâu phía trước;
- Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu bên đường phía bên phải; Kè, vực sâu bên đường phía bên trái;
- Biển số W.216a: Đường ngầm;
- Biển số W.216b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;
- Biển số W.217: Bến phà;
- Biển số W.218: Cửa chui;
- Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;
- Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;
- Biển số W.221a: Đường lồi lõm;
- Biển số W.221b: Đường có gồ giảm tốc;
- Biển số W.222a: Đường trơn;
- Biển số W.222b: Lề đường nguy hiểm;
- Biển số W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểm;
- Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;
- Biển số W.225: Trẻ em;
- Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;
- Biển số W.227: Công trường;
- Biển số W.228 (a,b): Đá lở;
- Biển số W.228c: Sỏi đá bắn lên;
- Biển số W.228d: Nền đường yếu;
- Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;
- Biển số W.230: Gia súc;
- Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;
- Biển số W.232: Gió ngang;
- Biển số W.233: Nguy hiểm khác;
- Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;
- Biển số W.235: Đường đôi;
- Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;
- Biển số W.237: Cầu vồng;
- Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;
- Biển số W.239a: Đường cáp điện ở phía trên; Biển số W.239b: Chiều cao tĩnh không thực tế;
- Biển số W.240: Đường hầm;
- Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;
- Biển số W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;
- Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;
- Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;
- Biển số W.245 (a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);
- Biển số W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;
- Biển số W.247: Chú ý xe đỗ.
...
Như vậy theo quy định biển báo đi chậm được ký hiệu là W.245 với hai biển báo là W.245a và W.245b.
Đặc điểm nhận biết biển báo đi chậm là gì? Trường hợp nào không có biển báo đi chậm nhưng vẫn phải giảm tốc độ? (Hình từ Internet)
Đặc điểm nhận biết biển báo đi chậm như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục C Ý NGHĨA - SỬ DỤNG BIỂN BÁO NGUY HIỂM VÀ CẢNH BÁO ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ quy định như sau:
C.45 Biển số W.245 (a,b) "Đi chậm"
Dùng để nhắc lái xe giảm tốc độ đi chậm, đặt biển số W.245 (a,b) "Đi chậm". Biển đặt ở vị trí thích hợp trước khi đến đoạn đường yêu cầu đi chậm.
Đối với các tuyến đường đối ngoại (tức các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Hiệp định GMS-CBTA, thỏa thuận trong ASEAN và thỏa thuận quốc tế khác) bắt buộc dùng biển số W.245b.
Trường hợp nào không có biển báo đi chậm nhưng vẫn phải giảm tốc độ?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ để có thể dừng lại một cách an toàn trong các trường hợp sau:
- Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
- Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
- Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường có mặt đường hẹp, không êm thuận;
- Qua cầu, cống hẹp; đi qua đập tràn, đường ngầm, hầm chui; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;
- Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông;
- Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
- Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường;
- Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi phía trước;
- Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;
- Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe siêu trường, xe siêu trọng, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ;
- Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi;
- Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm giao dịch thanh toán đối với các phương tiện sử dụng đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?