Đã có Thông tư 78/2022/TT-BTC về việc tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/07/2023?
- Đã có Thông tư chính thức về việc điều chỉnh lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/07/2023?
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 của các địa phương được lấy từ đâu?
- Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương khi thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương năm 2023 ra sao?
Đã có Thông tư chính thức về việc điều chỉnh lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/07/2023?
Ngày 26/12/2022 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2022/TT-BTC về việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2022/TT-BTC có đề cập về vấn đề lương cơ sở như sau:
Thực hiện cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2023
1. Từ ngày 01 tháng 07 năm 2023, điều chỉnh mức tiền lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Như vậy, sau Nghị quyết 69/2022/QH về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, Thông tư 78/2022/TT-BTC là văn bản chính thức đề cập về việc tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ ngày 01/07/2023.
Đã có Thông tư 78/2022/TT-BTC về việc tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/07/2023? (Hình từ Internet)
Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 của các địa phương được lấy từ đâu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 78/2022/TT-BTC, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 của các địa phương được xác định bao gồm những nội dung sau:
- 70% tăng thu ngân sách địa phương năm 2022 thực hiện so với dự toán, (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; tiền thuê đất một lần; thu tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa; phí tham quan các khu di tích, di sản thế giới; phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, ...) được Thủ tướng Chính phủ giao;
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 còn dư chuyển sang;
- 10% tiết kiệm chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao;
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023.
- Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35%. Phạm vi trích số thu được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với các cơ quan hành chính nhà nước: Sử dụng tối thiểu 40% số thu phí được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
+ Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
++ Đối với số thu phí (thuộc danh mục phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí): Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
++ Đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của các cơ sở y tế công lập: Sử dụng tối thiểu 35% số thu được để lại theo chế độ sau khi trừ các khoản chi phí đã được kết cấu trong giá dịch vụ theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ;
++ Đối với số thu dịch vụ (bao gồm cả thu học phí), các hoạt động liên doanh liên kết và các khoản thu khác: Sử dụng tối thiểu 40% số chênh lệch thu lớn hơn chi (sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định);
- Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương.
Như vậy, việc cải cách tiền lương, tăng lương cơ sở của các địa phương năm 2023 được thực hiện dựa theo các nguồn chi nêu trên.
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương khi thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương năm 2023 ra sao?
Theo nội dung tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 78/2022/TT-BTC, các bộ, cơ quan trung ương khi thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương năm 2023 có các trách nhiệm sau:
- Thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo quy định;
- Phạm vi, tỷ lệ trích số thu được để lại:
+ Tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2023;
+ Tối thiểu 35% đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập;
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao khoán kinh phí và tự bảo đảm tiền lương;
- Khi phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải xác định tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2023 dành cho cải cách tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao (nếu có).
Mức chi thường xuyên tăng thêm không tính vào các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ.
Như vậy, khi thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện điều chỉnh lương năm 2023 các bộ, cơ quan trung ương sẽ thực hiện theo những nội dung trên.
Xem chi tiết tại Thông tư 78/2022/TT-BTC.
Thông tư 78/2022/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 09/02/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền đang chuyển là tài khoản gì? Hướng dẫn phương pháp kế toán tài khoản tiền đang chuyển thế nào?
- Công tác thu thập thông tin giá tài sản, hàng hóa dịch vụ có được thực hiện từ nguồn thông tin về giá trúng đấu giá, đấu thầu không?
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?