Đã có Nghị quyết 196 2025 QH15 về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước 2025 ra sao?
Đã có Nghị quyết 196 2025 QH15 về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước 2025 ra sao?
Ngày 17/5/2025, Quốc hội ban hành Nghị quyết 196/2025/QH15 Về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Theo đó, Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách trung ương năm 2025 để chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quy định tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2024 và Nghị định 67/2025/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2025 của Chính phủ, theo cơ chế thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể:
(1) Sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương để điều chỉnh mức lương cơ sở năm 2024 của ngân sách trung ương còn dư chuyển nguồn sang năm 2025 là 15.710 tỷ đồng để Chính phủ bổ sung dự toán chi cho Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện nhiệm vụ.
(2) Bổ sung dự toán thu ngân sách trung ương năm 2025 là 28.290 tỷ đồng từ nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương, đồng thời, bổ sung tương ứng dự toán chi ngân sách trung ương năm 2025 để Chính phủ bổ sung dự toán chi cho bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện nhiệm vụ.
(3) Trường hợp nhu cầu kinh phí phát sinh vượt tổng mức quy định tại (1), (2), cho phép Chính phủ sử dụng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương để thực hiện.
Đã có Nghị quyết 196 2025 QH15 về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước 2025 ra sao? (Hình từ Internet)
Chi 6.663 tỷ đồng để thực hiện chính sách miễn học phí theo Nghị quyết 196?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị quyết 196/2025/QH15 quy định như sau:
Chuyển nguồn 6.623 tỷ đồng dự toán chi thường xuyên ngân sách trung ương năm 2024 chưa phân bổ còn lại sang năm 2025 để thực hiện chính sách miễn học phí, thực hiện các nhiệm vụ phát sinh do sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo phê duyệt của các cấp có thẩm quyền (ngoài chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động).
Như vậy, Quốc hội đã quyết định chi 6.623 tỷ đồng để thực hiện chính sách miễn học phí.
Quản lý và sử dụng học phí như thế nào theo quy định?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng học phí như sau:
(1) Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và tổng hợp vào báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
(2) Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục sử dụng học phí theo nguyên tắc tự bảo đảm thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
(3) Cơ sở giáo dục thực hiện quản lý các khoản thu, chi học phí theo chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.
(4) Cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.
(5) Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức thu học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
Đối tượng nào được hỗ trợ chi phí học tập?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập bao gồm:
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông bị khuyết tật.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 05/2025/TT-BNV về Quy định nghiệp vụ lưu trữ tài liệu lưu trữ số mới nhất ra sao?
- Thời gian Tạm giam Hoa hậu về Tội lừa dối khách hàng là bao lâu? Có được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù hay không?
- Khởi tố hoa hậu phạm tội lừa dối khách hàng khi nào? Phạm tội lừa dối khách hàng có tổ chức đi tù nhiều nhất mấy năm?
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2025 mới nhất theo Nghị quyết 68 ra sao?
- Nghị định 85: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A mới nhất? Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A?