Đã có bảng lương tối thiểu vùng theo giờ mới nhất áp dụng từ 01/7/2024 chưa? Lương tối thiểu vùng áp dụng ra sao?
Đã có bảng lương tối thiểu vùng theo giờ mới nhất áp dụng từ 01/7/2024 chưa?
Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.
Nếu đề xuất được duyệt, lương tối thiểu Vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên khoảng 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên khoảng 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên khoảng 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên khoảng 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).
Với lương tối thiểu vùng theo giờ, Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng thống nhất phương án tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024.
Cụ thể, Vùng I tăng từ 22,5 nghìn đồng/giờ lên khoảng 23.800 đồng/giờ; Vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên khoảng 21.000 đồng/giờ; Vùng III tăng từ 17.500 đồng/giờ lên khoảng 18.600 đồng/giờ; Vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên khoảng 16.600 đồng/giờ.
Như vậy, theo phương án đề xuất được Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất thì lương tối thiểu vùng theo giờ tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024.
Theo đó, Bảng lương tối thiểu vùng theo giờ mới nhất áp dụng từ 01/7/2024 (dự kiến) như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 23.800 |
Vùng II | 21.000 |
Vùng III | 18.600 |
Vùng IV | 16.600 |
Theo đó, bảng lương tối thiểu vùng trên được xác định theo phương án cuối cùng đã được Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất. Tuy nhiên, bảng lương tối thiểu vùng chi tiết, chính thức áp dụng từ 01/7/2024 cần đợi Chính phủ xem xét thông qua và ban hành trong thời gian sắp tới.
Đã có bảng lương tối thiểu vùng theo giờ mới nhất áp dụng từ 01/7/2024?
Lương tối thiểu vùng áp dụng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau:
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia như sau:
- Hội đồng tiền lương quốc gia có 17 thành viên, bao gồm: 05 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; 05 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; 05 thành viên đại diện của một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương; 02 thành viên là chuyên gia độc lập (sau đây gọi là thành viên độc lập). Trong đó:
+ Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia là 01 Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ 03 Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, gồm:
01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
01 Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
+ Các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia còn lại, gồm:
04 thành viên đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
04 thành viên đại diện của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
03 thành viên đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương (gồm 01 thành viên đại diện của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, 02 thành viên là đại diện của hai hiệp hội ngành nghề ở trung ương có sử dụng nhiều lao động);
02 thành viên độc lập là chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực lao động, tiền lương, kinh tế - xã hội (không bao gồm chuyên gia, nhà khoa học đang công tác tại cơ quan, đơn vị, viện nghiên cứu, trường đại học thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương).
- Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên khác của Hội đồng tiền lương quốc gia quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Nhiệm kỳ bổ nhiệm thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia không quá 05 năm.
- Hội đồng tiền lương quốc gia có Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực để giúp Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng xây dựng các báo cáo kỹ thuật liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng và thực hiện công tác hành chính của Hội đồng. Thành viên Bộ phận kỹ thuật và Bộ phận thường trực là người của các cơ quan tham gia thành viên Hội đồng, các cơ quan, tổ chức có liên quan, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?