Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 vào thi như thế nào? Thể lệ cuộc thi ra sao?
Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 vào thi như thế nào?
Để vào thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024,
Bước 1: Truy cập vào trang web: https://tuyengiaothudo.com.vn/
Bước 2: Sau đó bấm vào [Vào Thi]
Nếu đã có tài khoản-> Đăng nhập bằng cách nhập Email hoặc số điện thoại và mật khẩu
Nếu chưa có tài khoản -> bấm vào [Đăng ký tại đây] -> Tiến hành đăng ký
Bước 3: sau khi đã đăng ký/ đăng nhập thành công -> quay trở lại trang chủ -> bấm [Vào Thi]
Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 vào thi như thế nào? Thể lệ cuộc thi ra sao? (Hình từ Internet)
Thời gian và hình thức thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 như thế nào?
Tại thể lệ cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 có nêu rõ thời và hình thức thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 như sau:
Tiến độ, thời gian tổ chức
Từ ngày 20/3/2024 đến ngày 05/4/2024
- Ban hành Kế hoạch Cuộc thi; thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi;
- Xây dựng và thiết kế phần mềm Cuộc thi;
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Vòng Sơ khảo, xây dựng phương án và hệ thống câu hỏi các phần thi Vòng chung khảo.
Từ ngày 05/4/2024 đến ngày 15/4/2024
- Tổ chức tuyên truyền về Cuộc thi trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống các đơn vị cơ sở;
- Đưa bộ câu hỏi lên phần mềm, chạy thử phần mềm thi.
Từ ngày 15/4/2024 đến ngày 31/8/2024
* Phát động Cuộc thi: Ngày 22/4/2024
* Tổ chức các Vòng thi:
- Vòng sơ khảo: diễn ra trong 12 tuần từ ngày 01/5/2024 đến ngày 31/7/2024, cụ thể:
+ Giai đoạn 1: Chủ đề “Tiến về Hà Nội” (Từ khi thành lập Đảng bộ Thành phố đến giải phóng Thủ đô): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/5/2024 đến 23h00 ngày 31/5/2024
+ Giai đoạn 2: Chủ đề “Hà Nội - Thủ đô ta đó” (Giai đoạn từ sau giải phóng Thủ đô đến nay): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/6/2024 đến 23h00 ngày 30/6/2024
+ Giai đoạn 3: Chủ đề “Thênh thang đường mới” (Gắn với việc thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị và các chỉ thị, nghị quyết khác có liên quan): Bắt đầu từ 8h00 ngày 01/7/2024 đến 23h00 ngày 31/7/2024.
- Vòng chung khảo: 16 thí sinh có thành tích xuất sắc tại vòng sơ khảo tham gia thi Vòng chung khảo dự kiến tổ chức trong tháng 8/2024 dưới hình thức thi “sân khấu hoá”.
- Tổng kết và trao giải cuộc thi: được tổ chức ngay sau khi kết thúc vòng thi chung khảo.
Hình thức thi:
Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm 02 vòng thi:
Vòng sơ khảo: Thi trắc nghiệm trực tuyến diễn ra trong 12 tuần thi trên nền tảng thi trực tuyến www.tuyengiaothudo.com.vn.
- Thí sinh tham gia dự thi bằng cách truy cập vào website của Cuộc thi tại địa chỉ: www.tuyengiaothudo.com.vn, đăng ký tài khoản và tham gia thi.
- Mỗi thí sinh có 01 lượt thi mỗi tuần. Ở mỗi lượt thi, thí sinh trả lời 20 câu hỏi dạng trắc nghiệm và 01 câu hỏi tự luận trong tổng thời gian 30 phút. Với mỗi câu trả lời đúng, thí sinh được 05 điểm. Với câu hỏi tự luận, thí sinh soạn câu trả lời trực tiếp trên nền tảng thi với số lượng 250 - 500 từ.
- Sau mỗi tuần thi, Ban Tổ chức lựa chọn ở mỗi tuần thi 03 thí sinh có điểm số phần thi trắc nghiệm cao nhất, thời gian trả lời nhanh nhất xét từ cao xuống thấp được nhận Giải tuần. Trong 01 tháng, 01 thí sinh chỉ được nhận giải 01 lần (VD: Thí sinh Nguyễn Văn A đạt giải Nhất Tuần 1; nếu Tuần 2 thí sinh Nguyễn Văn A tiếp tục nằm trong Top 3 thí sinh điểm cao, Ban Tổ chức xét trao giải Tuần cho thí sinh xếp thứ tự thấp hơn kế tiếp). Trường hợp khi xếp loại, có từ 02 thí sinh có điểm phần thi trắc nghiệm cao bằng nhau và có cùng thời gian hoàn thành lượt thi: Ban Tổ chức chấm và trao giải cho thí sinh có phần trả lời câu hỏi tự luận tốt hơn.
Kết thúc mỗi tháng thi, Ban tổ chức sẽ trao giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích cho 04 thí sinh đạt giải Nhất tuần trong tháng đó, xếp từ cao xuống thấp. Sau 12 tuần thi, 16 thí sinh gồm: 12 thí sinh đạt giải Nhất trong 12 tuần và 04 thí sinh có phần trả lời câu hỏi tự luận xuất sắc nhất (do Hội đồng Giám khảo đánh giá) được lựa chọn tham gia Vòng Chung khảo cấp Thành phố.
Vòng chung khảo: diễn ra dưới hình thức thi “sân khấu hoá”. 16 thí sinh tham gia Vòng chung kết (bao gồm 12 thí sinh đạt thành tích cao tại Vòng sơ khảo, 04 thí sinh có bài thi tự luận xuất sắc) bốc thăm để chia thành 04 đội, mỗi đội thi có 04 thành viên.
Vòng chung khảo có 04 phần thi diễn ra trên sâu khấu là: Chào hỏi, Trắc nghiệm, Thuyết trình và Hùng biện. Trong đó phần Chào hỏi được tính là điểm thưởng. Cụ thể:
- Phần chào hỏi (20 phút): 04 đội thi thể hiện sáng tạo phần Chào hỏi trong đó truyền tải được: thông điệp của đội thi khi tham gia Cuộc thi, giới thiệu các thành viên trong đội. Thời gian dành cho phần Chào hỏi không quá 03 phút/đội. Phần Chào hỏi là phần Ban Giám khảo đánh giá là điểm thưởng, điểm cho phần Chào hỏi cho mỗi đội thi không quá 20 điểm.
- Phần thi Trắc nghiệm (15 phút): 04 đội bốc thăm để trả lời gói câu hỏi của đội mình gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm về các nội dung của Hội thi (trong đó có câu hỏi bằng tiếng Anh, câu hỏi dưới dạng âm nhạc), mỗi câu trả lời đúng được 05 điểm, trả lời sai hoặc không đưa ra được phương án trả lời sẽ không được điểm và các đội còn lại được quyền trả lời. Thời gian suy nghĩ 10 giây và trả lời đáp án của mỗi câu hỏi là 10 giây.
Sau phần thi trắc nghiệm, Ban Giám khảo công bố điểm của 04 đội thi qua phần Trắc nghiệm và phần Chào hỏi. 01 đội thi có số điểm thấp nhất sẽ bị loại trực tiếp khỏi Chung khảo Cuộc khi. 03 đội còn lại tiếp tục tham gia phần thi Thuyết trình.
- Phần thi Thuyết trình (15 phút): Mỗi đội thi cử 01 thí sinh đại diện của đội tham gia bốc thăm ngẫu nhiên chủ đề đã được Ban Tổ chức chuẩn bị trước. Mỗi đội thi có 01 phút để suy nghĩ, chuẩn bị; đại diện đội thi sẽ trình bày phần thuyết trình trong 05 phút (không giới hạn số lượng thành viên tham gia Thuyết trình). Các đội thi được sử dụng người hỗ trợ, trình chiếu sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, video, các công cụ hỗ trợ khác để minh họa cho phần thuyết trình. Điểm tối đa cho phần thi là 40 điểm. Quá thời gian quy định, đội thi bị trừ điểm tương ứng 01 điểm/phút (Có biểu điểm cụ thể).
Sau phần thi Thuyết trình, Ban Giám khảo công bố điểm của 03 đội thi qua 03 phần thi. 01 đội thi có số điểm thấp nhất sẽ bị loại trực tiếp. 02 đội còn lại tiếp tục tham gia phần thi Hùng biện.
- Phần thi Hùng biện (15 phút): 02 đội thi xuất sắc nhất sẽ cùng xử lý và tranh biện 02 chủ đề hoặc tình huống giả định liên quan đến các quan điểm trong xây dựng, phát triển Thủ đô.
+ Mỗi đội thi có 01 lượt lựa chọn ngẫu nhiên chủ đề/tình huống giả định thông qua hệ thống máy tính. 01 đội đóng vai trò ủng hộ, đội còn lại đóng vai trò phản biện lại quan điểm được đưa ra trong chủ đề hoặc tình huống, và ngược lại.
+ Đội thi đóng vai trò ủng hộ là người đưa ra nhận định ban đầu đối với chủ đề hoặc tình huống, luận giải lý lẽ để bảo vệ cho quan điểm của nhóm và đề ra phương án, giải pháp xử lý tình huống đảm bảo tính thực tiễn và khả thi. Thời gian trình bày nhận định không quá 02 phút.
+ Đội thi đóng vai trò phản biện sau khi nghe phần trình bày của nhóm ủng hộ đưa ra quan điểm, lý lẽ của nhóm để phản biện, phân tích những điểm còn chưa chính xác, chưa đầy đủ, không phủ họp của nhóm trước; đồng thời đưa ra các nhận định, phương án xử lý tình huống khác. Thời gian trình bày nhận định không quá 02 phút.
+ Hai đội thi tiếp tục tranh luận, bảo vệ quan điểm của nhóm mình với thời gian trình bày nhận định, trao đổi của cả hai nhóm tối đa không quá 02 phút. Hai đội thi trình bày phần tranh biện theo sự điều hành của người dẫn chương trình.
+ Kết thúc 06 phút, dù chưa trình bày xong quan điểm của các nhóm, phần tranh biện sẽ kết thúc. Hội đồng chuyên môn sẽ chấm điểm trên cơ sở quan điểm, lý lẽ của nhóm và sự thể hiện của từng thành viên trong nhóm.
+ Sau lượt tranh biện về chủ đề/tình huống giả định số 01, hai đội thi tiến hành đổi vị trí (giữa vai trò “Ủng hộ” và “Phản biện”), tiếp tục tranh biện đối với chủ đề/tình huống giả định số 02.
+ Lưu ý: Phần tranh biện của các đội thi phải được thể hiện, trình bày theo các lập luận, căn cứ khoa học, thái độ văn minh, lịch sự. Tổng điểm cho mỗi đội thi của phần thi này là 40 điểm.
Tuỳ thuộc tình hình thực tế, Ban Tổ chức Cuộc thi có thể điều chỉnh phương thức tổ chức phù hợp.
Nội dung Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là gì?
Cuộc thi trắc nghiệm tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) có những nội dung chính như sau:
- Tìm hiểu về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tìm hiểu về truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, những thành tựu của Thủ đô đạt được qua 70 năm xây dựng và phát triển và sau gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh vực.
- Tìm hiểu về những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết 15-NQ/TW 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (như: những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, các chỉ tiêu cơ bản; kết quả thực hiện của Thành phố trong thời gian qua…).
- Đóng góp ý kiến, hiến kế, phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả trong bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?