Cử tri có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân nhưng do ốm đau, già yếu không thể tự mình bỏ phiếu được thì phải làm sao?
Các yêu cầu đối với phiếu trưng cầu ý dân là gì?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Trưng cầu ý dân 2015 thì phiếu trưng cầu ý dân phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
"Điều 35. Phiếu trưng cầu ý dân
1. Phiếu trưng cầu ý dân được sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
2. Nội dung phiếu trưng cầu ý dân phải đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, khách quan, chính xác và rõ nghĩa.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về nội dung, hình thức phiếu trưng cầu ý dân; việc in ấn, phát hành và quản lý phiếu trưng cầu ý dân."
Phải thông báo về thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân trước ngày bỏ phiếu bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại Điều 36 Luật Trưng cầu ý dân 2015 thì phải thông báo về thời gian, địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân trước 10 ngày so với ngày bỏ phiếu chính thức, cụ thể như sau:
"Điều 36. Thông báo về thời gian và địa điểm bỏ phiếu trưng cầu ý dân
Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, Tổ trưng cầu ý dân phải thường xuyên thông báo cho cử tri ở địa phương biết về ngày bỏ phiếu, địa điểm bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trưng cầu ý dân bằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương."
Cử tri có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân nhưng do ốm đau, già yếu không thể tự mình bỏ phiếu được thì phải làm sao?
Thời gian bỏ phiếu trưng cầu ý dân diễn ra trong bao lâu?
Theo quy định tại Điều 37 Luật Trưng cầu ý dân 2015 thì thời gian bỏ phiếu trưng cầu ý dân diễn ra từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày, tùy tình hình mà có thể bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày, cụ thể như sau
"Điều 37. Thời gian bỏ phiếu trưng cầu ý dân
1. Việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ trưng cầu ý dân có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.
Trường hợp ở khu vực bỏ phiếu trưng cầu ý dân đã có một trăm phần trăm cử tri trong danh sách thực hiện việc bỏ phiếu thì việc bỏ phiếu ở khu vực bỏ phiếu đó có thể kết thúc sớm nhưng không được trước ba giờ chiều cùng ngày.
2. Trước khi bỏ phiếu, Tổ trưng cầu ý dân phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.
3. Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ trưng cầu ý dân phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến trưng cầu ý dân, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục."
Nguyên tắc bỏ phiếu trưng cầu ý dân như thế nào?
Theo quy định tại Điều 39 Luật Trưng cầu ý dân 2015 thì nguyên tắc bỏ phiếu trưng cầu ý dân như sau:
"Điều 39. Quyền, nghĩa vụ của cử tri và nguyên tắc bỏ phiếu trưng cầu ý dân
1. Bỏ phiếu trưng cầu ý dân là quyền và nghĩa vụ của cử tri; mọi cử tri có trách nhiệm tham gia đầy đủ.
2. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu trưng cầu ý dân.
3. Cử tri phải tự mình bỏ phiếu trưng cầu ý dân, không được nhờ người khác bỏ phiếu thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này. Khi bỏ phiếu trưng cầu ý dân, cử tri phải xuất trình thẻ cử tri.
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu trưng cầu ý dân được thì Tổ trưng cầu ý dân mang hòm phiếu phụ và phiếu trưng cầu ý dân đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu trưng cầu ý dân và thực hiện việc bỏ phiếu. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không thành lập khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ trưng cầu ý dân mang hòm phiếu phụ và phiếu trưng cầu ý dân đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu và thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân.
5. Khi cử tri viết phiếu trưng cầu ý dân, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ trưng cầu ý dân.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu trưng cầu ý dân khác.
7. Cử tri không thể tự viết được phiếu trưng cầu ý dân thì có thể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu trưng cầu ý dân của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật mà không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
8. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ trưng cầu ý dân có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
9. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu trưng cầu ý dân."
Theo đó, trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu trưng cầu ý dân được thì Tổ trưng cầu ý dân mang hòm phiếu phụ và phiếu trưng cầu ý dân đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu trưng cầu ý dân và thực hiện việc bỏ phiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?