Công văn hướng dẫn cập nhật thông tin nhân thân người hưởng BHXH hàng tháng theo CCCD như thế nào?
Công văn hướng dẫn cập nhật thông tin nhân thân người hưởng BHXH hàng tháng theo CCCD như thế nào?
Ngày 19 tháng 7 năm 2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành Công văn 2430/BHXH-CSXH năm 2024 hướng dẫn nội dung tại Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024.
Tại Mục 1 Công văn 2430/BHXH-CSXH năm 2024, hướng dẫn thủ tục cập nhật thông tin nhân thân của người hưởng BHXH hàng tháng theo CCCD theo Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024 như sau:
(1) Trường hợp áp dụng
- Người đang hưởng BHXH hàng tháng nhưng thông tin ghi trong hồ sơ hưởng BHXH hàng tháng không thống nhất với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có đề nghị cập nhật thông tin nhân thân theo căn cước công dân (CCCD).
- Người hưởng BHXH hàng tháng chết nhưng thông tin ghi trong hồ sơ hưởng BHXH hàng tháng không thống nhất với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thân nhân có đề nghị cập nhật thông tin nhân thân của người hưởng theo CCCD.
- Những thông tin không thống nhất bao gồm về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính ghi trong hồ sơ hưởng BHXH hàng tháng không thống nhất với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người hưởng thể hiện trên CCCD.
- Các thông tin cập nhật, bổ sung nêu trên dùng để điều chỉnh thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT); lập danh sách chi trả và xác nhận thông tin quản lý người hưởng BHXH hàng tháng trong trường hợp người hưởng có yêu cầu cấp.
(2) Thành phần hồ sơ
- Đề nghị thay đổi thông tin người hưởng (Mẫu 2-CBH ban hành kèm theo Quyết định 686/QĐ-BHXH).
(3) Quy trình thực hiện
* Trường hợp người đang hưởng BHXH hàng tháng hoặc thân nhân của người hưởng BHXH hàng tháng chết có đề nghị cập nhật thông tin nhân thân người hưởng theo CCCD
- Bộ phận Một cửa
+ Tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mục 4 Phần I văn bản này và đề nghị người nộp hồ sơ cung cấp thông tin về danh tính theo quy định tại khoản 2 Công văn số 2048/BHXH-VP; đối chiếu thông tin người hưởng trên phần mềm Hệ thống quản lý chính sách (TCS) với CSDL quốc gia về dân cư, hướng dẫn người nộp hồ sơ làm rõ trường hợp chưa đủ căn cứ xác thực để phản ánh trên Mẫu 2-CBH, sau đó chuyển hồ sơ đến Phòng/Bộ phận Chế độ BHXH.
+ Tiếp nhận Xác nhận cập nhật thông tin nhân thân theo CCCD (Mẫu số 29-HSB ban hành kèm theo Quyết định 686/QĐ-BHXH) do Phòng/Bộ phận Chế độ BHXH lập và ký số chuyển đến để trả cho người hưởng hoặc thân nhân theo hình thức đăng ký nhận kết quả và thực hiện Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
+ Tiếp nhận thẻ BHYT từ Phòng/Bộ phận Thu - Sổ, Thẻ để trả cho người hưởng theo hình thức đăng ký nhận kết quả.
+ Trả kết quả: Thực hiện theo quy định tại Mục 1 Phần I văn bản này.
- Phòng/Bộ phận Chế độ BHXH
+ Tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Mục 4 Phần I văn bản này từ Bộ phận Một cửa, thực hiện đối chiếu thông tin của người hưởng trên Mẫu 2-CBH với thông tin người hưởng trong CSDL xét duyệt chính sách và CSDL quốc gia về dân cư (Chức năng xác thực thông tin người hưởng với CSDL quốc gia về dân cư trên phần mềm TCS).
+ Trường hợp thông tin người hưởng trong CSDL xét duyệt chính sách đủ căn cứ xác thực với CSDL quốc gia về dân cư:
+ Thực hiện cập nhật thông tin nhân thân của người hưởng trên phần mềm TCS.
+ Lập Mẫu số 29-HSB trình lãnh đạo ký số trên phần mềm TCS; cập nhật hồ sơ trên phần mềm Tiếp nhận hồ sơ chuyển Bộ phận Một cửa.
+ Lập danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng theo thông tin đã được cập nhật của người hưởng theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Quyết định 686/QĐ-BHXH.
+ Lập danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS ban hành kèm theo Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của BHXH Việt Nam) theo thông tin đã được cập nhật của người hưởng theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Quyết định 686/QĐ-BHXH.
+ Đối với trường hợp người hưởng từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng chết: Ban hành Quyết định thôi hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo mẫu ban hành tại Công văn 4967/BHXH-CSXH ngày 12/12/2016 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 706/QĐ-BHXH ngày 19/5/2023 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy trình liên thông điện tử giải quyết nhóm thủ tục hành chính “Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí” trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo Quyết định 06/QĐ- TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ).
- Trường hợp thông tin người hưởng trong CSDL xét duyệt chính sách chưa đủ căn cứ xác thực với CSDL quốc gia về dân cư:
+ Lập Danh sách người hưởng BHXH hàng tháng có thông tin do cơ quan BHXH quản lý không thống nhất với thông tin trên CSDL quốc gia về dân cư (Mẫu số 30-HSB ban hành kèm theo Quyết định 686/QĐ-BHXH) chuyển tổ chức dịch vụ chi trả để thực hiện xác minh.
+ Phối hợp với tổ chức dịch vụ chi trả thực hiện xác minh thông tin nhân thân các trường hợp hồ sơ có thông tin sai lệch với thông tin người hưởng trong CSDL xét duyệt chính sách; hướng dẫn, đề nghị người hưởng xác nhận các nội dung không thống nhất, lập Mẫu 2-CBH gửi tới cơ quan BHXH (trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ chi trả) để có căn cứ cập nhật vào CSDL.
+ Tiếp nhận lại các trường hợp người hưởng sau khi được xác minh từ tổ chức dịch vụ chi trả hoặc từ người hưởng có đề nghị cập nhật thông tin theo CCCD để thực hiện theo tiết b nêu trên.
- Thời hạn giải quyết: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Trong thời gian phần mềm TCS chưa đáp ứng được chức năng xác thực thông tin người hưởng với CSDL quốc gia về dân cư, Phòng/Bộ phận Chế độ BHXH lập danh sách các trường hợp đã được đối chiếu với thông tin quản lý người hưởng trên phần mềm TCS (bao gồm thông tin của người hưởng như: Họ và tên, ngày sinh, giới tính, mã số BHXH, số CCCD, chế độ hưởng ...) chuyển Phòng/Bộ phận TST để xác thực với CSDL quốc gia về dân cư.
+ Trường hợp Phòng/Bộ phận TST xác thực được với CSDL quốc gia về dân cư, Phòng/Bộ phận Chế độ BHXH thực hiện theo tiết b nêu trên.
+ Trường hợp Phòng/Bộ phận TST xác thực lỗi, chuyển lại Phòng/Bộ phận Chế độ để rà soát, bổ sung thông tin của người hưởng; Trường hợp Phòng/Bộ phận TST không xác thực được với CSDL quốc gia về dân cư, Phòng/bộ phận Chế độ BHXH thực hiện theo tiết c nêu trên.
- Phòng/Bộ phận Thu - Sổ, Thẻ
+ Tiếp nhận danh sách theo mẫu D03-TS từ Phòng/Bộ phận Chế độ BHXH; thực hiện cấp lại thẻ BHYT đối với người hưởng theo quy định tại Quyết định 490/QĐ-BHXH.
* Thực hiện nhiệm vụ theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030; thực hiện Quy trình phối hợp số 2286/C06-TCKT với Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội phối hợp triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trên nền CSDL quốc gia về dân cư để đẩy mạnh chi trả qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, kết hợp cập nhật, xác thực thông tin người hưởng BHXH hàng tháng tại nơi cư trú (triển khai từ tháng 4/2024, dự kiến hoàn thành tháng 10/2024).
- Đối với trường hợp người hưởng có thông tin được xác thực thống nhất giữa các CSDL ngành BHXH và CSDL quốc gia về dân cư, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện cập nhật số CCCD theo CSDL Thu và quản lý Sổ, Thẻ vào dữ liệu quản lý người hưởng trong CSDL xét duyệt chính sách. BHXH tỉnh căn cứ thông tin CCCD trên Danh sách chi trả, thực hiện rà soát, đối chiếu thông tin CCCD với người hưởng khi thực hiện chi trả.
- Đối với trường hợp người hưởng có thông tin không thống nhất, BHXH Việt Nam chuyển thông tin đến BHXH tỉnh. Phòng/Bộ phận Chế độ BHXH phối hợp với Phòng/Bộ phận Thu - Sổ, Thẻ chủ động rà soát dữ liệu quản lý người hưởng trong CSDL xét duyệt chính sách với CSDL Thu và quản lý Sổ, Thẻ và CSDL quốc gia về dân cư để xác định các trường hợp người hưởng có thông tin không thống nhất và thực hiện theo quy trình tại tiết c điểm 5.1.2 khoản 5.1 nêu trên.
Công văn hướng dẫn cập nhật thông tin nhân thân người hưởng BHXH hàng tháng theo CCCD như thế nào? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có những người sau đây:
(1) Người lao động:
- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
(2) Người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc hiện nay được hưởng những chế độ gì?
Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Theo quy định trên, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay được hưởng những chế độ sau:
- Ốm đau
- Thai sản
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Hưu trí
- Tử tuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?