Công văn 5080/TCT-DNL 2023 đẩy mạnh triển khai lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán xăng dầu?
Thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động bán xăng dầu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019 quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bản phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kể toán, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
Tại điểm i khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ về hóa đơn, chứng từ quy định:
Thời điểm lập hóa đơn
...
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
...
i) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bản xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Như vậy, thời điểm lập hóa đơn điện tử bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bản xăng dầu theo từng lần bán không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa.
Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Công văn 5090/TCT-DNL 2023 đẩy mạnh triển khai lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán xăng dầu? (Hình từ internet)
Công văn 5080/TCT-DNL 2023 đẩy mạnh triển khai lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động xăng dầu?
Ngày 13/11/2023, Tổng cục Thuế đã có Công văn 5080/TCT-DNL năm 2023 về vấn đề lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động xăng dầu.
Theo đó, căn cứ quy định pháp luật về hoá đơn, chứng từ và thực tế thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát, thúc đẩy việc triển khai phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu tại địa phương, trong đó, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh và đa dạng hóa các biện pháp, giải pháp tuyên truyền đến người nộp thuế, các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu quy định pháp luật về hoá đơn, chứng từ và lợi ích của việc phát hành hóa đơn diện tử theo từng lần bán hàng tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Thứ hai, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan ban ngành tại địa phương (Công Thương, Quản lý thị trường, cơ quan Hải quan, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và công nghệ, Thông tin và truyền thông...) phối hợp chặt sẽ với cơ quan Thuế thực hiện:
- Nắm bắt thực trạng triển khai hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng của các cửa hàng kinh doanh xăng dầu tại địa phương. Quyết liệt thúc đẩy các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bản triển khai ngay các giải pháp thực hiện được việc phát hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng theo quy định.
- Tổ chức trao đổi, làm việc với các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bản, doanh nghiệp cung cấp giải pháp để chia sẻ kinh nghiệm đã triển khai thành công việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng và thảo luận giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan nhà nước về kinh doanh xăng dầu, quy định về hóa đơn, chứng từ.
- Giám sát chặt chẽ việc phát hành hóa đơn, sử dụng hóa đơn nói chung và hóa đơn đối với xuất bán xăng dầu nói riêng, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi phát hành, sử dụng hóa đơn, chứng từ không đúng quy định.
Thứ ba, xây dựng Kế hoạch triển khai chi tiết và giao nhiệm vụ, chi tiêu cụ thể cho từng đồng chí lãnh đạo Cục Thuế, lãnh đạo Phòng, Chi cục Thuế và từng cán bộ quản lý quyết liệt thúc đẩy các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng dầu thực hiện hành hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng theo quy định; Gắn trách nhiệm thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu tại từng cửa hàng xăng dầu với việc bình xét thi đua.
Nội dung của hóa đơn điện tử bán xăng dầu được quy định như thế nào?
Nội dung của hoá đơn nói chung cũng như hoá đơn điện tử xăng dầu nói riêng được quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn. Cụ thể như sau:
+ Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được thể hiện trên mỗi hóa đơn,.
+ Ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Tên liên hóa đơn áp dụng đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Số hóa đơn
+ Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn khi người bán lập hóa đơn.
Trường hợp tổ chức kinh doanh có nhiều cơ sở bán hàng hoặc nhiều cơ sở được đồng thời cùng sử dụng một loại hóa đơn điện tử có cùng ký hiệu theo phương thức truy xuất ngẫu nhiên từ một hệ thống lập hóa đơn điện tử thì hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn.
+ Trường hợp số hóa đơn không được lập theo nguyên tắc nêu trên thì hệ thống lập hóa đơn điện tử phải đảm bảo nguyên tắc tăng theo thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập, sử dụng một lần duy nhất và tối đa 8 chữ số.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
Trên hóa đơn phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán theo đúng tên, địa chỉ, mã số thuế ghi tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
+ Trường hợp người mua là cơ sở kinh doanh có mã số thuế thì tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua thể hiện trên hóa đơn phải ghi theo đúng tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.
+ Trường hợp người mua không có mã số thuế thì trên hóa đơn không phải thể hiện mã số thuế người mua.
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua, cụ thể:
+ Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, trên hóa đơn phải có chữ ký của người bán, dấu của người bán (nếu có), chữ ký của người mua (nếu có).
+ Đối với hóa đơn điện tử:
Trường hợp người bán là doanh nghiệp, tổ chức thì chữ ký số của người bán trên hóa đơn là chữ ký số của doanh nghiệp, tổ chức; trường hợp người bán là cá nhân thì sử dụng chữ ký số của cá nhân hoặc người được ủy quyền.
Trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số của người bán và người mua thực hiện theo quy định tại khoản 14 Điều này.
- Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định này và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch.
- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) theo hướng dẫn tại điểm e khoản 6 Điều này và các nội dung khác liên quan (nếu có).
- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
- Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn:
+ Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
+ Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
+ Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?