Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng để thực hiện những hoạt động gì?
- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng để thực hiện những hoạt động gì?
- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải thay mặt quỹ mở thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở khi xảy ra sự kiện gì?
- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh gì?
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng để thực hiện những hoạt động gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 110 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Hạn chế đối với quỹ đại chúng
1. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng để thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó;
b) Đầu tư vào chứng khoán của 01 tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ trái phiếu Chính phủ;
c) Đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào chứng khoán đang lưu hành của 01 tổ chức phát hành, trừ trái phiếu Chính phủ;
d) Đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản, trừ trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản;
đ) Đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ;
e) Cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào;
g) Các hạn chế đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán khác và đối với từng loại hình quỹ cụ thể được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ đại chúng, trừ trường hợp vay ngắn hạn theo quy định của pháp luật về ngân hàng để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ đại chúng hoặc thực hiện thanh toán các giao dịch chứng chỉ quỹ với nhà đầu tư. Tổng giá trị các khoản vay ngắn hạn của quỹ đại chúng không được quá 5% giá trị tài sản ròng của quỹ đại chúng tại mọi thời điểm và thời hạn vay tối đa là 30 ngày.
3. Cơ cấu đầu tư của quỹ đại chúng chỉ được vượt mức so với hạn chế đầu tư trong trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, đ và g khoản 1 Điều này và chỉ do nguyên nhân sau đây:
a) Biến động giá trên thị trường của tài sản trong danh mục đầu tư của quỹ;
b) Thực hiện các khoản thanh toán của quỹ theo quy định của pháp luật;
c) Hoạt động hợp nhất, sáp nhập các tổ chức phát hành;
d) Quỹ mới được cấp phép thành lập hoặc do tách quỹ, hợp nhất quỹ, sáp nhập quỹ mà thời gian hoạt động chưa quá 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ;
đ) Quỹ đang trong thời gian giải thể.
4. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có nghĩa vụ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin về việc vượt mức các hạn chế đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày phát sinh vượt mức hạn chế đầu tư, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải điều chỉnh lại danh mục đầu tư để bảo đảm các hạn mức đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy theo quy định trên công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng để thực hiện các hoạt động sau đây:
- Thứ nhất, đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ đại chúng đó.
- Thứ hai, đầu tư vào chứng khoán của 01 tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, trừ trái phiếu Chính phủ.
- Thứ ba, đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào chứng khoán đang lưu hành của 01 tổ chức phát hành, trừ trái phiếu Chính phủ.
- Thứ tư, đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ đóng vào bất động sản, trừ trường hợp là quỹ đầu tư bất động sản; đầu tư vốn của quỹ mở vào bất động sản.
- Thứ năm, đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quỹ đại chúng vào các công ty trong cùng một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau thuộc các trường hợp sau đây: công ty mẹ, công ty con; các công ty sở hữu trên 35% cổ phần, phần vốn góp của nhau; nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ.
- Thứ sáu, cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào.
- Cuối cùng, các hạn chế đầu tư vào quỹ đầu tư chứng khoán khác và đối với từng loại hình quỹ cụ thể được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đại chúng để thực hiện những hoạt động gì? (Hình từ Internet)
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải thay mặt quỹ mở thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở khi xảy ra sự kiện gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 111 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Quỹ mở
1. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán thay mặt quỹ mở thực hiện mua lại chứng chỉ quỹ mở từ nhà đầu tư và phát hành thêm chứng chỉ quỹ mở trong phạm vi vốn góp tối đa của quỹ theo tần suất và thời gian cụ thể được quy định trong Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán.
2. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải thay mặt quỹ mở thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở do nguyên nhân bất khả kháng;
b) Không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở vào ngày định giá mua lại do có quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ;
c) Sự kiện khác do Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán quy định.
3. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 2 Điều này và phải tiếp tục thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở sau khi sự kiện này chấm dứt.
Như vậy theo quy định trên công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán không phải thay mặt quỹ mở thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
- Thứ nhất, không thể thực hiện việc mua lại chứng chỉ quỹ mở do nguyên nhân bất khả kháng.
- Thứ hai, không thể xác định giá trị tài sản ròng của quỹ mở vào ngày định giá mua lại do có quyết định đình chỉ giao dịch chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ.
- Thứ ba, sự kiện khác do Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán quy định.
Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 73 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán
1. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh sau đây:
a) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán;
b) Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;
c) Tư vấn đầu tư chứng khoán.
2. Các nghiệp vụ kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp chung trong Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
Như vậy theo quy định trên công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được thực hiện 03 nghiệp vụ kinh doanh, cụ thể:
- Thứ nhất, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
- Thứ hai, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
- Cuối cùng, tư vấn đầu tư chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?